Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thận đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là nhiệm vụ thanh lọc cơ thể. Nhưng hiện trạng ngày nay, con người ngày càng lạm dụng thuốc điều trị dẫn đến nhiệm vụ của thận thêm phần nặng nề. Chính vì thế, không ít người có cùng thắc mắc uống thuốc tây nhiều có hại thận không?
Mỗi loại thuốc đưa vào cơ thể đều ít nhiều ảnh hưởng đến thận vì thận là cơ quan giúp lọc máu để tạo thành nước tiểu thải ra bên ngoài. Nếu một người uống thuốc tây nhiều có hại thận không? Loại thuốc nào ảnh hưởng đến thận nhất? Cách ngăn ngừa những tổn thương lên thận khi uống thuốc tây như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sự đào thải chất cặn bã, chất độc của cơ thể do nhiều cơ quan khác nhau đảm nhận, thận cũng là một trong những cơ quan cực kỳ quan trọng trong việc thanh lọc cơ thể bằng cách tạo ra nước tiểu. Thuốc có thể vào cơ thể theo nhiều đường như uống, tiêm, bôi ngoài da, thuốc đặt hậu môn,... Nhưng hầu hết chúng đều được hấp thu, phân bố, chuyển hóa và đào thải qua thận vì thế nếu một loại thuốc ảnh hưởng đến thận sẽ làm suy giảm chức năng thận.
Ngoài ra, thận còn có nhiệm vụ sản sinh một số hormone giúp tham gia điều hòa huyết áp cơ thể, tiết erythropoietin nhằm kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu và góp phần tổng hợp vitamin D.
Khi thận bị nhiễm độc, cơ thể sẽ báo hiệu bằng nhiều triệu chứng khác nhau như: Giảm nước tiểu, phù nề, sưng ở chân, bàn chân hoặc mắt cá chân do giữ nước, khó thở và/hoặc đau ở ngực, mệt mỏi, buồn nôn, nhầm lẫn,...
Theo một thống kê cho thấy, khoảng 20% trường hợp bệnh suy thận cấp có nguyên nhân là thuốc. Thuốc gây độc cho thận có thể là các thuốc trực tiếp ảnh hưởng đến thận hoặc thuốc thải trừ kém gây tích tụ ở thận và ảnh hưởng đến chức năng thận. Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi uống thuốc tây nhiều có hại thận không thì câu trả lời là có và đặc biệt là những trường hợp người dân tự ý mua thuốc về sử dụng chứ không có sự chỉ định, kê toa từ bác sĩ. Dưới đây là một số nhóm thuốc có độc tính trên thận mà bạn cần lưu ý:
Các kháng sinh khác nhau gây tổn thương trên thận khác nhau. Kháng sinh nhóm Sulfonamides gây tổn thương thận bằng cách tạo các tinh thể không hòa tan trong nước tiểu dẫn đến nước tiểu khó lưu thông; kháng sinh nhóm aminoglycoside (neomycin, gentamycin, amikacin, tobramycin, streptomycin,...) gây độc tính tế bào ống thận; Vancomycin gây sưng và viêm thận, quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin) hoặc nhóm polypeptid (polymyxin, colistin,...) có độc tính cao với thận gây hại thận.
Không những kháng sinh chống vi khuẩn gây độc thận mà các kháng sinh chống virus (acyclovir, acyclovir, tenofovir, foscarnet) cũng có thể gây sưng và tạo những tinh thể khó tan trong thận.
Kháng sinh chống nấm amphotericin B cũng có thể gây độc cho thận.
Một số thuốc kháng viêm giảm đau không steroid kê đơn như ketoprofen, ibuprofen, meloxicam, diclofenac, naproxen,... có tác dụng không mong muốn là làm thu hẹp mạch máu đến thận do đó sẽ làm giảm chức năng lọc cầu thận. Vì thế, nếu dùng ở liều cao hay dùng kéo dài có thể gây suy thận. Nhưng điều đáng lo ngại là có tới 5% trường hợp suy thận mạn tính hằng năm là do làm dụng thuốc giảm đau NSAID, vì thế hãy dùng đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua dùng.
Là nhóm thuốc chính điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày như viêm - loét dạ dày, ợ nóng, trào ngược dạ dày - thực quản, trị HP nhờ tác dụng giảm acid trong dạ dày. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu dùng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về thận, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng suy thận.
Có khả năng làm thận tăng quá trình lọc và bài tiết nước tiểu nhiều hơn, được chỉ định trong điều trị cao huyết áp, trị suy tim hay tình trạng sưng phù. Tuy nhiên tình trạng mất nước có thể dẫn đến sưng và viêm thận.
Một số thuốc nhuận tràng kê đơn hoặc không kê đơn có thể tạo tinh thể không tan và lắng đọng tại thận của người sử dụng gây ra các tổn thương tại thận hay tệ hơn gây suy thận.
Ngoài những loại thuốc đã được liệt kê ở trên, còn có một số thuốc cũng có khả năng gây hại tại thận mà bạn nên lưu ý:
Dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý để ngăn ngừa các tổn thương lên thận khi uống thuốc tây:
Trên đây là những thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn để giải đáp cho thắc mắc uống thuốc tây nhiều có hại thận không. Có đến ⅓ trường hợp suy thận do thuốc có thể phòng ngừa được bằng việc theo dõi và cẩn trọng trong dùng thuốc. Chính vì thế, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc tây nào, bạn cần có sự chỉ định, hướng dẫn và kê toa cụ thể từ bác sĩ.
Xem thêm: Những người uống thuốc Tây nhiều nên ăn gì cho mát?