Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có thể các bậc phụ huynh chưa biết nhưng bệnh vàng da xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy, trẻ 2 tuổi bị vàng da nguyên nhân là do đâu? Căn bệnh này có nguy hiểm hay không?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ 2 tuổi bị vàng da. Biết thêm một số thông tin về bệnh lý này sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của con. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi vì sao trẻ 2 tuổi bị vàng da và bệnh vàng da có nguy hiểm đối với con hay không, mời phụ huynh theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Sự gia tăng và tích tụ chất thải màu vàng cam - bilirubin trong máu sẽ gây nên bệnh vàng da. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh lý này nhưng phổ biến nhất là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở đối tượng là trẻ sơ sinh, tăng bilirubin trong máu thường chỉ là tình trạng tạm thời và không cần thiết phải can thiệp. Nguyên nhân gây ra tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh là do gan chưa được hoàn thiện, không thể phân hủy và bài tiết bilirubin đúng cách. Ngược lại, khác với trẻ sơ sinh, các trẻ lớn hơn khoảng 2 tuổi bị vàng da không phải là một vấn đề đơn giản, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, tình trạng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Trẻ bị vàng da sẽ có màu vàng ở cả mắt và da. Ban đầu chỉ bị ở mặt, sau đó sẽ lan xuống sắp cơ thể.
Bệnh vàng da ở trẻ em sẽ được chia làm 3 loại:
Mặc dù không hiếm gặp những trường hợp bệnh vàng da ở trẻ nhỏ và thường không quá nghiêm trọng, thế nhưng, đây cũng có thể là một lời cảnh báo lá gan của con đang gặp phải nhiều các vấn đề nghiêm trọng. Vì thế, bố mẹ không nên chủ quan. Đưa con đi thăm khám ngay nếu nhận thấy cơ thể con xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Trẻ 2 tuổi bị vàng da ở vùng tay chân hoặc khắp cơ thể có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Biết được cụ thể nguyên nhân gây bệnh sẽ cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tối ưu hơn. Cụ thể, trẻ bị vàng da thường là do:
Vàng da có thể xảy ra ở người lớn, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây vàng da ở trẻ em sẽ khác với trẻ sơ sinh. Nếu ở trẻ sơ sinh là do gan vẫn đang phát triển chưa hoàn thiện thì ở trẻ 2 tuổi đây có thể là do bệnh lý viêm gan gây ra.
Virus EBV - Epstein-Barr là loại virus khá phổ biến, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em và cả người lớn. Ngoài ra, loại virus này rất dễ lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể. Một khi mắc virus này, trẻ sẽ có biểu hiện vàng da, sưng hạch to, sốt và một số dấu hiệu khác.
Lượng cholesterol hoặc bilirubin trong mật quá nhiều ở trẻ em có thể gây ra bệnh sỏi mật và cả bệnh vàng da.
Bệnh vàng da cũng có thể do ung thư gan và ung thư tuyến tụy gây ra. Mặc dù trường hợp này ở trẻ em rất hiếm gặp nhưng không có nghĩa là không xảy ra.
Chứng bệnh thiếu máu tán huyết sẽ phá hủy, đồng thời loại bỏ hết các tế bào hồng cầu với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do di truyền hoặc bị nhiễm trùng. Bệnh sẽ gây biểu hiện chính đó là vàng da.
Ngoài ra, nếu trẻ 2 tuổi bị vàng da ở vùng tay, chân nhưng mắt không bị thì đây có thể là tình trạng thừa carotene. Thừa carotene là do trong chế độ ăn của con trẻ có quá nhiều cà rốt, bí đỏ,...
Qua đây, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi này. Bệnh vàng da có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp các vấn đề đối với trẻ 2 tuổi, nếu không được thăm khám và điều trị sớm thì có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần theo dõi sát sao con trẻ, cố gắng tìm ra nguyên nhân đồng thời cho con đi thăm khám kịp thời nếu thấy cơ thể con xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường.
Đã ghi nhận nhiều các trường hợp vàng da thể nhẹ ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị sau khi đã tìm ra được nguyên nhân và khắc phục, tương tự như với các trường hợp trẻ sơ sinh.
Nếu nguyên nhân bệnh vàng da là do các bệnh lý về gan, viêm gan hoặc vấn đề y tế khác nghiêm trọng hơn gây ra thì bố mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ cũng hãy giữ tâm lý thoải mái, không cần quá lo lắng bởi bệnh vàng da hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để bảo vệ cho sức khỏe trẻ, phòng tránh bệnh vàng da, bố mẹ cần tránh để con sử dụng chung các đồ dùng có thể làm vật trung gian gây lây truyền virus EBV, đồng thời, hãy giữ vệ sinh thật tốt cho trẻ. Đôi khi bệnh vàng da có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ một cách nghiêm trọng. Thế nhưng, việc điều trị và chăm sóc đúng cách có thể giúp trẻ khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, bố mẹ hãy chăm sóc con thật chu đáo và đảm bảo theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ, giúp con khỏi bệnh, khôn lớn khỏe mạnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.