Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm amidan có lây không và cách phòng ngừa bệnh thế nào?

Ngày 24/07/2023
Kích thước chữ

Viêm amidan là một bệnh tai mũi họng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết làm thế nào để phát hiện mình đã bị bệnh và bệnh viêm amidan có lây không nên không điều trị kịp thời, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Hãy tham khảo bài viết sau để có đầy đủ thông tin về bệnh viêm amidan từ nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của bệnh đến cách điều trị và nhất là viêm amidan có lây không là thắc mắc của nhiều người bệnh.

Viêm amidan là do đâu và triệu chứng là gì?

Chúng ta nên biết về nguyên nhân gây ra viêm amidan và biểu hiện của căn bệnh này, trước khi tìm hiểu viêm amidan có lây không.

Nguyên nhân gây viêm amidan

Amidan là cơ quan nằm ở hai bên họng, có chức năng bảo vệ cơ thể và giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh về đường hô hấp.

Khi sức khỏe bị suy giảm, tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập vào amidan gây viêm nhiễm, dẫn đến sưng đau ở vùng họng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm amidan, trong đó phổ biến nhất là do thời tiết thay đổi, lúc lạnh lúc nóng. Cơ thể không kịp thích ứng sẽ gây ra những triệu chứng của bệnh về đường hô hấp. Chúng ta cũng rất dễ bị viêm amidan nếu thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi và không vệ sinh mũi họng sạch sẽ.

Ngoài ra, sức đề kháng của cơ thể suy giảm do không cung cấp đủ dinh dưỡng, thiếu tính hợp lý cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Cuối cùng, tính di truyền cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan.

Triệu chứng của viêm amidan

Khi bị viêm amidan, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:

  • Sưng, đau, ngứa và rát cổ họng;
  • Hình thành ở amidan các mảng vàng hoặc trắng;
  • Ho, đau đầu, mệt mỏi, sốt;
  • Cổ nổi hạch;
  • Hôi miệng;
  • Khó nuốt, cảm thấy khó chịu.
Viêm amidan có lây không và cách phòng ngừa bệnh thế nào? 1
Dấu hiệu thường gặp của viêm amidan là họng sưng tấy, có mảng trắng hoặc vàng ở amidan

Bị viêm amidan có lây không?

Viêm amidan là căn bệnh tương đối phổ biến, có thể xảy ra với mọi độ tuổi. Người bị bệnh thường lo bản thân lây bệnh cho người thân và ngược lại những người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh cũng  hoang mang sợ bị lây bệnh từ họ.

Để biết được viêm amidan có lây không, chúng ta cần dựa vào các tác nhân gây ra căn bệnh viêm amidan gồm vi khuẩn, virus, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm, vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ, amidan hoặc cổ họng bị dị tật, biến chứng từ các bệnh lý đường hô hấp, do ô nhiễm môi trường...

Do amidan nằm ở đường hô hấp trên nên nhiều người lầm tưởng bệnh cũng dễ lây. Bạn hãy hoàn toàn yên tâm rằng bệnh viêm amidan không hề lây nhiễm dù có sinh hoạt chung, tiếp xúc rất gần với bệnh nhân.

Tuy nhiên, bệnh lại có tính di truyền cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một loại gen trội có thể tác động vào việc thường xuyên tái phát viêm amidan nhiều lần. Trong số những bệnh nhân mắc bệnh, có khoảng trên 60% ca là do yếu tố di truyền, còn lại gần 40% trường hợp bệnh là do sự tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài.

Cách điều trị và phòng ngừa tái phát viêm amidan

Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc "viêm amidan có lây không" là không hề lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh gây nên những triệu chứng khó chịu, gây phiền toái cho người bệnh nên cần được chữa trị sớm.

Cách điều trị viêm amidan

Điều trị nội khoa 

Nếu nguyên nhân gây viêm là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần uống đúng và đủ liều thuốc theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã dứt hẳn. Có như vậy, tình trạng nhiễm trùng sẽ không trở nên trầm trọng hoặc không lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không tuân theo liều dùng của bác sĩ, nguy cơ bị sốt thấp khớp và viêm thận nghiêm trọng là rất cao.

Xem thêm: Viêm amidan uống thuốc gì

Viêm amidan có lây không và cách phòng ngừa bệnh thế nào? 2
Nếu nguyên nhân viêm amidan do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh

Áp dụng các bài thuốc dân gian

Người bệnh có thể dùng một số bài thuốc dân gian giúp làm giảm triệu chứng viêm và nhanh hồi phục bệnh:

  • Súc miệng với nước muối: Người bệnh dùng nước muối khò nhẹ để nước muối tiếp xúc trực tiếp với amidan và cổ họng. Có thể súc miệng nhiều lần trong ngày.
  • Súc miệng bằng nước ép hành: Pha nước ép hành với nước ấm, khuấy đều. Dùng hỗn hợp này súc miệng khoảng 2 - 3 lần mỗi ngày.
  • Ngậm gừng và mật ong: Đổ mật ong và 2 củ gừng giã dập hoặc cắt lát vào chén để ngâm. Bạn ngậm gừng và mật ong nhiều lần mỗi ngày cho đến khi hết các triệu chứng viêm.

Điều trị ngoại khoa 

Trong một số trường hợp, để điều trị dứt điểm tình trạng viêm amidan, không tái phát, phẫu thuật cắt bỏ amidan là giải pháp tối ưu.

Ngoài ra, phẫu thuật cắt amidan cũng được chỉ định trong trường hợp xảy ra các biến chứng khó kiểm soát như: Thở khó khăn, khó thở khi ngủ, nuốt khó, áp xe không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh. Sau khi cắt amidan, ổ viêm trong vùng hầu họng sẽ bị loại bỏ, giúp cải thiện sức khỏe và hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp.

Cách phòng ngừa viêm amidan

Để phòng tránh bệnh viêm amidan tái phát, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Để hạn chế được khả năng tấn công và gây bệnh của vi khuẩn, bạn cần súc miệng hoặc đánh răng sau khi ăn. Việc chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt là sau các bữa ăn sẽ ngăn vi khuẩn từ thức ăn tấn công khoang miệng và niêm mạc cổ họng.  
  • Trong suốt quá trình điều trị bệnh viêm amidan, không dùng thực phẩm lạnh, đồ ăn nóng, cay.
  • Luôn chú ý giữ ấm cho cơ thể, nhất là vùng mũi họng vào thời điểm giao mùa.
  • Để phát hiện sớm khi bệnh tái phát, bạn cần chú ý theo dõi các triệu chứng của bệnh và đi khám ngay lập tức để có phương án điều trị hiệu quả. Khi đã khỏi bệnh, bạn cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để có biện pháp xử trí nếu bệnh không cải thiện hay để đánh giá hiệu quả trị bệnh.
Viêm amidan có lây không và cách phòng ngừa bệnh thế nào? 3
Nếu thắc mắc viêm amidan có lây không thì hãy yên tâm vì bệnh không lây nhiễm

Làm sao biết viêm amidan đã được chữa khỏi?

Khi bạn thấy triệu chứng của bệnh, đặc biệt là tình trạng sưng đỏ amidan biến mất, nghĩa là bệnh viêm amidan do vi khuẩn và virus đã được chữa khỏi hoàn toàn. Thường viêm amidan có thể điều trị dứt điểm sau 7 đến 10 ngày. Có trường hợp không cần điều trị vẫn hết trong khi một số trường hợp viêm amidan do vi khuẩn sẽ cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, một số trường hợp đã chữa khỏi viêm amidan nhưng các triệu chứng sẽ tái phát trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Lúc này bệnh đã phát triển thành viêm amidan mạn tính, nếu chuyển nặng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Người bị viêm amidan nên gặp bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu sau:

  • Đau họng dữ dội;
  • Sốt cao hơn 38,3 độ C;
  • Sưng amidan, hình thành lớp phủ màu trắng, ngả vàng, đau ở một bên cổ họng;
  • Khó nuốt, hơi thở có mùi hôi;
  • Đau đầu;
  • Đau bụng.

Để giảm viêm amidan, nên ăn gì?

Để giảm tình trạng viêm amidan, bạn nên bổ sung những thực phẩm dưới đây:

  • Các loại đồ ăn mềm như cháo, súp, ngũ cốc… dễ nuốt hơn, hạn chế sự co sát lên họng và làm giảm các triệu chứng đau, rát hoặc sưng tấy.
Viêm amidan có lây không và cách phòng ngừa bệnh thế nào? 4
Các loại đồ ăn mềm là sự lựa chọn tốt cho người viêm amidan
  • Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như dâu tây, lựu, cam, quýt, bưởi, thanh long... giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Thực phẩm này giúp cổ họng không bị đau khi nhai.
  • Một số thực phẩm có tính chống viêm và kháng khuẩn như gừng, nghệ, tỏi… Những thực phẩm này vừa là gia vị quen thuộc nhưng cũng là các vị thuốc Đông y quý giúp điều trị tốt bệnh hô hấp.

Sau khi đọc bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Viêm amidan có lây không?”. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin