Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc ăn uống hằng ngày mà còn hỗ trợ người bệnh trong quá trình phục hồi. Do đó, người bệnh viêm gan C nên ăn gì và kiêng gì là điều mà nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm gan C được xếp vào danh sách một trong những bệnh lý nguy hiểm, cần điều trị kịp thời. Do đó, bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần xây dựng một thực đơn cho người viêm gan C đầy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh lý. Vậy viêm gan C nên ăn gì, kiêng gì?
Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan C chỉ cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, không uống rượu bia, tránh để tình trạng thừa cân kéo dài là đã có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Hầu hết, các bệnh nhân viêm gan C sẽ gặp khó khăn khi ăn uống. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh thường gặp phải tình trạng mất vị giác, ăn không ngon miệng, đau miệng, cổ họng, buồn nôn và nôn. Nguyên nhân của tình trạng này là do tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Nếu bệnh tiến triển thành xơ gan, bệnh nhân sẽ mất cảm giác thèm ăn và mệt mỏi. Theo đó, bạn cần chủ động thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, nhất là đối với các bệnh nhân đồng thời mắc các bệnh huyết áp cao, bệnh tim, đái tháo đường, cholesterol cao với viêm gan C.
Thực đơn cho người viêm gan C nên chứa các nhóm thực phẩm sau để hỗ trợ tốt cho quá tình điều trị và khôi phục của bệnh nhân.
Chất béo trong cá rất tốt cho gan. Đặc biệt, omega-3 trong cá có tác dụng giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo ở gan và cải thiện sức đề kháng insulin. Ngoài ra, chất béo này còn giúp duy trì mức enzyme bình thường trong gan.
Sử dụng dầu oliu là một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe chung và đặc biệt là gan. Nghiên cứu cho thấy, nếu sử dụng dầu oliu mỗi sáng, nó có thể cải thiện men gan cao, giảm hàm lượng chất béo tích tụ trong gan. Hơn nữa, dầu oliu cũng giảm áp lực chuyển hóa chất béo trong gan, tăng cường chức năng gan.
Những người bị viêm gan C nên ăn các loại hạt như: Hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó,… Vì chúng có chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và chất xơ giúp cải thiện men gan cao và giảm áp lực cho gan.
Bổ sung các loại rau xanh sẫm màu vào thực đơn cho người viêm gan C như bông cải xanh, rau ngót, rau cải ngọt,... sẽ giúp tăng hàm lượng enzyme giải độc gan và bảo vệ gan khỏi các tổn thương. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu còn cho thấy bông cải xanh có thể giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và men gan cao.
Bưởi được xem là một trong những loại trái cây tốt cho gan, bưởi có chứa naringenin và naringin - hai hoạt chất có tác dụng bảo vệ gan khỏi tổn thương từ gốc tự do. Ngoài ra, naringenin còn giúp giảm lượng chất béo trong gan, tăng cường enzyme đốt cháy chất béo và bảo vệ gan.
Người bị viêm gan C nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein lành mạnh như cá, thịt gà, sữa từ hạt, trứng,... Protein là một nguồn dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe và chống lại bệnh tật.
Rau xanh chứa nhiều chất xơ, là thực phẩm tốt cho gan và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, rau xanh còn giúp nhuận tràng, dễ hấp thụ và tham gia tích cực vào quá trình lọc thải độc ở gan. Vì vậy, người bệnh viêm gan C nên ưu tiên sử dụng các loại rau như cải bắp, cần tây, cà rốt, su hào, khoai lang để cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ cho chức năng gan.
Các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai,... được coi là một nguồn cung cấp vitamin D và canxi có ích cho người bị viêm gan C. Tuy nhiên, nên uống trong giới hạn và kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
Trứng là một nguồn cung cấp protein và axit amin có lợi cho gan, đặc biệt là methionin và cystein. Chứa nhiều vitamin nhóm B, mỗi ngày ăn 1 quả trứng sẽ giúp đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể.
Trà xanh là một loại thức uống tốt cho gan, chứa catechin - một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan và phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, để tận dụng được lượng catechin trong trà xanh, nên tự pha và uống khi trà còn nóng.
Bên cạnh những thực phẩm có lợi, người bệnh viêm gan C cũng nên kiêng các thực phẩm sau:
Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn có nhiều muối để tránh tổn thương gan. Muối natri là tác nhân khiến tình trạng viêm gan C nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tới chức năng của một số cơ quan nội tạng.
Nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường để giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân viêm gan C. Tốt nhất là không ăn kẹo, đồ uống có gas và nước trái cây đóng sẵn. Nghiên cứu chỉ ra rằng nữ nên hấp thu 100kcal/ngày và nam nên hấp thu 150kcal/ngày.
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm gan C, cần hạn chế ăn thực phẩm giàu sắt. Khi lượng sắt tích tụ ở gan, virus gây bệnh có thể phát triển tốt hơn, dẫn đến tình trạng viêm gan C nghiêm trọng hơn.
Người bị viêm gan C nên kiêng ăn các loại gia vị có tính kích thích như tiêu, ớt, gừng, đinh hương, cá hồi, đậu khấu,... Vì chúng có thể làm gan trở nên nóng, dẫn đến tổn thương tế bào gan.
Thực phẩm chưa được nấu chín như hàu, sò, nghêu, hến cũng nên tránh ăn để không tiếp xúc với vi khuẩn vibrio vulnificus – một vi khuẩn không tốt cho người bệnh gan.
Uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích có thể làm tăng áp lực cho gan, gây suy giảm chức năng gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan. Do đó, nên tránh uống rượu bia và chất kích thích để giữ cho chức năng gan được bảo vệ.
Viêm gan C nên kiêng ăn gì? Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol và các chất béo khó tiêu hóa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thải độc của gan. Vì vậy, với người bị viêm gan C, nên tránh ăn nội tạng động vật để giữ cho chức năng gan được bảo vệ.
Khi lập kế hoạch ăn uống cho người bệnh viêm gan C, cần lưu ý các điều sau đây:
Trên đây là một vài thông tin về việc người bệnh viêm gan C nên ăn gì, kiêng gì cũng như lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người bệnh. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp cho người bệnh viêm gan C có thể xây dựng một thực đơn vừa khoa học vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.