Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Ngày 30/09/2023
Kích thước chữ

Vậy viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không? Khi mắc phải bệnh lý viêm khớp cùng chậu thì sẽ có những triệu chứng gì? Nguyên nhân do đâu? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Nhiều bệnh nhân khi mắc phải viêm khớp cùng chậu sẽ lo lắng, thắc mắc viêm khớp cùng chậu là gì? Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không? Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm xảy ra tại vị trí nối giữa xương cùng và khung xương chậu ở vùng hông của cơ thể, có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 khớp. Đây là một bệnh lý mãn tính, tiến triển chậm, triệu chứng không điển hình nên dễ nhầm lẫn với các bệnh gây đau ở vùng cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là một trong những nguyên nhân gây đau vùng lưng dưới, mông hoặc đùi. Tuy nhiên, tình trạng viêm ở khớp cùng chậu thường khó chẩn đoán vì dễ nhầm lẫn triệu chứng của các bệnh khác như viêm khớp cột sống, thoát vị đĩa đệm,...

Tuy có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cùng chậu, nhưng phổ biến gồm các nguyên nhân sau:

Chấn thương

Việc chơi thể thao, té ngã, tai nạn xe cơ giới,... hoặc tác động đột ngột từ bên ngoài với cường độ mạnh có thể gây tổn thương cho các khớp cùng chậu.

Mang thai

Trong quá trình mang thai, trọng lượng cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng đáng kể khiến cho dáng đi thay đổi làm tăng áp lực lên các khớp khiến chúng dễ tổn thương và dễ viêm. Khi sinh nở, với sự tác động của các hormone sẽ khiến cho các cơ và dây chằng vùng xương chậu giãn ra, các khớp phải nở rộng để thích ứng với việc sinh nở.

Viem-khop-cung-chau-co-nguy-hiem-khong 1.png
Viêm khớp cùng chậu có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ

Các bệnh lý viêm khớp

Viêm khớp cột sống dính khớp: Đây là bệnh rối loạn tự miễn, gây viêm khớp, dây chằng và gân. Triệu chứng ban đầu của bệnh này là viêm khớp cùng chậu.

Viêm khớp vảy nến: Là bệnh viêm khớp mạn tính thường xuất hiện ở người có bệnh viêm da vảy nến nghiêm trọng, gây viêm các khớp bao gồm cả khớp cùng chậu.

Viêm khớp dạng thấp: Là hiện tượng hệ miễn dịch tấn công vào khớp, gây viêm, làm cho lớp màng hoạt dịch dày lên bất thường khiến khớp bị đau, sưng và cứng khi cử động. Thường xảy ra ở những khớp nhỏ sau đó mới lan rộng, nhưng một số bệnh nhân sẽ mắc tại khớp cùng chậu.

Các bệnh lý khác: Thoái hoá khớp, lupus ban đỏ, gout cũng làm tăng nguy cơ viêm khớp cùng chậu.

Nhiễm trùng

Mặc dù hiếm xảy ra nhưng chỉ cần một vùng bị nhiễm trùng do chấn thương hoặc nhiễm khuẩn ở các mô mềm quanh khớp cùng chậu như: Viêm đại tràng, viêm vùng kín ở nữ,... cũng có thể gây viêm khớp cùng chậu.

Triệu chứng của viêm khớp cùng chậu

Những triệu chứng của viêm khớp cùng chậu gồm:

  • Xuất hiện phổ biến những cơn đau ở vùng lưng dưới, hông, mông hoặc có thể đau đến chân;
  • Bị sốt hoặc sốt nhẹ;
  • Nặng hơn là bị đau cả khi ngồi hoặc mỗi khi chuyển tư thế lúc nằm;
  • Xuất hiện tình trạng tê cứng hoặc đau hơn ở chân khi ngồi lâu, đứng lâu.
viem-khop-cung-chau-co-nguy-hiem-khong-2.jpg
Bệnh viêm khớp cùng chậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc

Tùy theo tình trạng bệnh, khả năng chịu đau của mỗi bệnh nhân mà có người sẽ đau dữ dội hay đau âm ỉ. Khi những cơn đau kéo đến, sẽ phần nào làm ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân, người bệnh và người nhà sẽ thắc mắc liệu viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Vậy viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?

Viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không là câu hỏi mà hầu hết các bệnh nhân mắc phải viêm khớp cùng chậu đều băn khoăn, lo lắng. Viêm khớp cùng chậu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm ở cả nam lẫn nữ.

Những người bệnh mắc viêm khớp cùng chậu lâu năm sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như:

  • Hạn chế vận động: Tình trạng viêm kéo dài có thể xâm lấn hệ thống các dây thần kinh tọa hoặc các cơ lân cận như cơ mông và cơ đùi. Dẫn đến người bệnh có nguy cơ bị teo cơ, làm giảm khả năng vận động.
  • Liệt chi: Nếu tổn thương quá mức, các khớp và dây thần kinh quan trọng có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến biến dạng khớp gây tê cứng chi, khó đi đứng, không thể xoay người, không thể khom lưng hay ngồi… lâu dần sẽ dẫn đến nguy cơ bị liệt.
  • Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng: Nữ giới ở độ tuổi sinh sản, bị viêm khớp cùng chậu dễ gặp biến chứng như viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung vì khu vực xương cùng chậu nằm gần cơ quan sinh sản của nữ. Dẫn đến tỉ lệ hiếm muộn tăng, khó sinh, mang thai ngoài tử cung,...
  • Chất lượng cuộc sống bị thay đổi: Gây khó chịu đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng công việc, đi lại, tiêu tốn chi phí điều trị,..
Viem-khop-cung-chau-co-nguy-hiem-khong 2.png
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt

Những phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu

Tuỳ thuộc vào dấu hiệu,triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp gồm:

Dùng thuốc

Phương pháp điều trị nội khoa thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen,...
  • Thuốc giãn cơ như methocarbamol,... giúp giảm co thắt cơ liên quan đến khớp cùng chậu.
  • Thuốc ức chế TNF như etanercept (Enbrel), adalimumab (Humira) và infliximab (Remicade).

Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được kê toa thuốc ức chế TNF alpha như: Adalimumab, certolizumab, infliximab… để kiểm soát tình trạng viêm khớp, đề phòng nguy cơ viêm cột sống dính khớp.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ nên trao đổi với các bác sĩ và thật thận trọng khi dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Vật lý trị liệu

Người bệnh sẽ được bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn thực hiện các bài tập vận động, kéo giãn cơ khớp phù hợp để duy trì sự ổn định, linh hoạt của khớp. Độ khó và cường độ của các bài tập sẽ được tăng dần khi cơ khớp đã làm quen với các bài khởi động.

Viem-khop-cung-chau-co-nguy-hiem-khong 3.png
Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp cùng chậu

Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Nếu phương pháp điều trị nội khoa như trên không thể giúp giảm đau, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp sau:

  • Tiêm khớp;
  • Kích thích điện;
  • Dùng sóng xung kích;
  • Phẫu thuật.

Từ những thông tin trên, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có lời giải đáp cho câu hỏi “viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không?”. Hãy đến ngay cơ sở khám chữa bệnh nếu có dấu hiệu và điều trị kịp thời bạn nhé! Bên cạnh đó bạn cũng nên chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và luyện tập đúng cách để sức khỏe được cải thiện và dần hồi phục nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin