Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Waist to hip ratio hay chỉ số vòng eo/vòng hông là một trong những chỉ số quan trọng của cơ thể, phải ánh tỷ lệ cơ thể có cân đối, phù hợp hay không. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về Waist to hip ratio (WHR).
Waist to hip ratio hay chỉ số WHR là tỷ số vòng eo/vòng hông, được tính bằng cách lấy chu vi vòng eo chia cho chu vi vòng hông. Để hiểu hơn về Waist to hip ratio (WHR), bạn hãy theo dõi ngay bài viết sau từ Nhà thuốc Long Châu.
Chỉ số waist to hip ratio còn được gọi là chỉ số WHR là tỷ số giữa vòng eo/vòng hông, được tính bằng cách đo và lấy chu vi eo chia cho chu vi hông. Chỉ số WHR là một trong những phép đo hỗ trợ bác sĩ kết hợp chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) để đưa ra những chẩn đoán khách quan về tình trạng sức khỏe.
Khác với chỉ số BMI, chỉ số waist to hip ratio không được tính dựa trên tỷ lệ cân nặng và chiều cao mà sử dụng số đo chu vi vòng eo với chu vi vòng hông để tính toán. Chỉ số waist to hip ratio (WHR) được quy ước nhằm cảnh báo một số nguy cơ nhất định về sức khỏe.
Với cùng một chỉ số waist to hip ratio giống nhau nhưng kết quả nhận định sức khỏe ở mỗi người sẽ có sự khác biệt. Những người có thân hình quả táo (mỡ tập trung nhiều ở khu vực trung tâm cơ thể như vùng bụng và hông) có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 và nhiều bệnh chuyển hóa khác so với người sở hữu thân hình quả lê (mỡ tập trung nhiều ở hông và vùng đùi).
Ngay cả khi bạn sở hữu chỉ số BMI bình thường, bạn vẫn có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa nếu chỉ số waist to hip ratio của bạn vượt ngưỡng khuyến nghị của cơ quan y tế. Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số waist to hip ratio (WHR) ở người khỏe mạnh cần đảm bảo:
Chỉ số waist to hip ratio (WHR) thực tế rất đơn giản để tính toán. Bạn có thể tự đo và tính được chỉ số WHR của mình ngay tại nhà mà không cần đến cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản để bạn tự tính toán được chỉ số WHR của bản thân.
Mỗi kết quả chỉ số waist to hip ratio khác nhau sẽ cho thấy tình trạng sức khỏe khác nhau, cụ thể là:
Dựa trên chỉ số waist to hip ratio (WHR), các chuyên gia phân loại 2 dáng người chính là:
Người có thân hình quả lê: Là người có chỉ số waist to hip ratio nhỏ hơn 1, tức là vòng eo nhỏ hơn vòng hông, mỡ sẽ tập trung chủ yếu ở hông hoặc đùi. Người có dáng người quả lê thường gọi là béo phì phần thấp, dạng béo phì thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ và tiềm ẩn ít nguy cơ bệnh tật hơn.
Người có thân hình quả táo: Là người có chỉ số WHR cao hơn 1, tức là vòng hông nhỏ hơn vòng eo, mỡ tập trung nhiều hơn ở eo, bụng. Người có thân hình quả táo thuộc kiểu béo phì trung tâm hay béo phì phần trên, thường gặp nhiều hơn ở nam giới. Kiểu béo phì này cho thấy nhiều nguy cơ hơn về sức khỏe với các vấn đề như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh gan, sỏi mật, viêm tuyến tiền liệt, bệnh sinh lý ở nam giới,…
Chỉ số waist to hip ratio (WHR) là một phép đo đơn giản, dễ dàng thực hiện và không hề tốn kém mà vẫn có giá trị cao trong việc đánh giá nguy cơ sức khỏe liên quan đến kích thước các vùng trên cơ thể. WHR cũng có thể hỗ trợ bác sĩ dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng waist to hip ratio thậm chí còn có hiệu quả chẩn đoán chính xác hơn cả chỉ số BMI, dùng để ước lượng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong sớm. Nghiên cứu thực hiện năm 2015 trên hơn 15.000 người trưởng thành cũng chỉ ra rằng chỉ số WHR cao có liên quan mật thiết đến nguy cơ tử vong sớm, ngay cả với những người có chỉ số BMI bình thường.
Phương pháp đo chỉ số waist to hip ratio có thể đặc biệt hữu hiệu trong các nhóm đối tượng nhất định. Ví dụ, chỉ số WHR có thể cho ra ước lượng tình trạng thừa cân tối hơn ở người cao tuổi so với chỉ số BMI vì những thay đổi thành phần cơ thể ở tuổi già.
Ngoài những ưu điểm nêu trên thì chỉ số waist to hip ratio (WHR) cũng có một số nhược điểm nhất định. Việc tính toán chỉ số waist to hip ratio rất dễ xảy ra sai sót dẫn đến chẩn đoán sai do quá trình đo vòng eo, vòng hông thực hiện không chính xác. Đặc biệt, việc đo vòng hông rất khó khăn, nhất là khi bạn tự thực hiện đo tại nhà.
Chỉ số WHR sẽ không hoạt động tốt ở người trưởng thành cao dưới 150cm. Ngoài ra, người có chỉ số BMI lớn hơn 35 hoặc trẻ em cũng được khuyến cáo không nên sử dụng chỉ số WHR để chẩn đoán vấn đề về sức khỏe như nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…
Không chỉ vậy, một lỗi tương đối lớn ở chỉ số WHR là chúng chỉ xét đến chu vi các vòng trên cơ thể chứ không tính đến tỷ lệ mỡ hiện có. Ví dụ như ở người hơi béo, và tích tụ mỡ nhiều ở cả vùng bụng và vùng hông, đùi thì việc tính toán tỷ lệ vòng eo/vòng hông không được chính xác. Điều này có thể khiến chỉ số WHR của người này vẫn dao động trong khoảng trung bình nhưng thực tế họ lại đang gặp vấn đề thừa cân, béo phì.
Hy vọng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số waist to hip ratio (WHR). Để tính được chỉ số WHR chuẩn nhất, bạn nên nhờ người khác hỗ trợ trong lúc đo các vòng cơ thể, tránh việc sai sót khi đo dẫn đến sai lệch kết quả.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.