Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn hay không?

Ngày 31/05/2024
Kích thước chữ

Xét nghiệm NIPT hay còn gọi là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi bẩm sinh, giúp kịp thời đánh giá sức khỏe em bé ngay khi còn trong bụng mẹ. Cùng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không” của nhiều thai phụ qua bài viết dưới đây.

Ngày càng có nhiều thai phụ quan tâm đến các xét nghiệm sàng lọc trước và trong quá trình mang thai, nhằm đảm bảo cho mẹ và bé trải qua một thai kỳ khỏe mạnh. Xét nghiệm NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) là phương pháp hiện đại, có khả năng phát hiện ra các dị tật thai nhi như hội chứng Down, trisomy 13 hay trisomy 18, thông qua việc phân tích ADN tự do của bé được tìm thấy trong máu mẹ. Vậy xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không?

Các xét nghiệm dị tật thai nhi

Trước khi giải đáp thắc mắc “xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không”, mẹ bầu cần biết được các xét nghiệm được thực hiện trong thai kỳ dưới đây, bao gồm:

Double Test

Double Test là một phần trong phương pháp xét nghiệm huyết thanh của thai phụ, được thực hiện từ giữa tuần 11 đến tuần 13 trong tam cá nguyệt thứ nhất. Phương pháp này là bắt buộc đối với thai phụ trên 35 tuổi, người đang sử dụng thuốc hoặc hóa chất độc hại, tiếp xúc với phóng xạ hoặc gia đình đã từng có người bị dị tật lúc sinh ra.

Xét nghiệm Double test cho kết quả nồng độ của gonadotrophin màng đệm, beta hCG tự do và protein huyết tương A (PAPP-A) trong máu.

Từ xét nghiệm này, bác sĩ có thể đánh giá khả năng thai nhi có gặp phải các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng Edwards (Trisomy 18), Patau (Trisomy 13) hay không. Từ đó đưa ra hướng xử trí cho gia đình cân nhắc.

Triple Test

Triple Test là xét nghiệm lấy mẫu máu của thai phụ vào tuần thứ 15 đến 22 trong thai kỳ. Từ việc phân tích các chỉ số xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá được nguy cơ dị tật bẩm sinh trên thai nhi, cụ thể như:

Xét nghiệm NIPT

NIPT là xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi hiện đại nhất ngày nay. Xét nghiệm này rất đơn giản, có thể thực hiện từ sớm (tuần thứ 9 thai kỳ), cho kết quả nhanh chóng với độ chính xác lên đến 99%.

Bên cạnh đó, NIPT còn có khả năng phát hiện nhiều loại dị tật thai nhi bẩm sinh nghiêm trọng, xảy ra do các rối loạn hoặc bất thường số lượng nhiễm sắc thể.

Xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn 01
Xét nghiệm NIPT giúp phát hiện sớm các bất thường trong nhiễm sắc thể của thai nhi

Xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không?

Giải đáp thắc mắc của nhiều bạn đọc cho câu hỏi là “xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không”, câu trả lời là không cần. Xét nghiệm dị tật thai nhi nói chung và xét nghiệm NIPT nói riêng là xét nghiệm không xâm lấn, được tiến hành bằng cách lấy mẫu máu từ tĩnh mạch của thai phụ, sau đó đem đi phân tích, tìm kiếm ADN tự do của thai nhi.

Chính vì thế, mẹ bầu có thể cung cấp mẫu máu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, mà không cần phải nhịn ăn trước đó. Nguyên nhân là do ADN tự do của thai nhi trong máu mẹ không bị tác động bởi thức ăn và nước uống.

Tóm lại, mẹ bầu cần ăn uống như bình thường trước khi đến viện thực hiện xét nghiệm dị tật thai nhi. Nhằm duy trì sức khỏe thể chất tốt nhất, mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ, đúng bữa, tránh ăn quá no hoặc quá đói.

Xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không 02
Xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không?

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm

Vậy là bạn đọc đã biết được: “Xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không”. Dưới đây là một số lưu ý mà thai phụ và gia đình cần ghi nhớ, trước khi đến viện thăm khám và thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh (NIPT):

  • Xét nghiệm NIPT nên được thực hiện từ tuần thứ 9 trong thai kỳ trở đi, để đảm bảo độ chính xác cao nhất.
  • Bên cạnh việc sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể, xét nghiệm NIPT còn có thể cho biết được giới tính của thai nhi.
  • Mẹ bầu không cần quá lo lắng và căng thẳng, bởi việc tiến hành xét nghiệm rất đơn giản và nhẹ nhàng. Xét nghiệm NIPT an toàn đối với mẹ và thai nhi, do chỉ cần lấy từ 7 - 10 ml mẫu máu tĩnh mạch của mẹ bầu.
  • Cần ít nhất 3 ngày để bệnh viện có thể trả kết quả xét nghiệm, trong một vài trường hợp đặc biệt có thể kéo dài đến 2 tuần.
  • Trước khi xét nghiệm, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai đôi hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn (nếu có bất thường).
  • Mẹ bầu và gia đình cần lựa chọn thực hiện xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh tại các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện uy tín, nhằm đảm bảo kết quả chính xác.
  • Kết quả xét nghiệm NIPT giúp sàng lọc, không thể thay cho chẩn đoán từ bác sĩ. Nếu xét nghiệm cho kết quả bất thường, thai phụ cần đến viện để gặp bác sĩ, nghe tư vấn và điều trị kịp thời.
Xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không 03
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm dị tật bẩm sinh

Các mốc thời gian siêu âm định kỳ để phát hiện dị tật bẩm sinh

Siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ

  • Giúp kiểm tra xem mang thai bên trong hay ngoài tử cung.
  • Kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi bên trong tử cung.
  • Dự kiến ngày sinh (tính tuổi thai).
  • Số lượng thai.
  • Phát hiện các bệnh lý bất thường nếu có như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,...
  • Thời điểm tốt nhất để siêu âm, sàng lọc dị tật bẩm sinh là vào tuần thứ 12 đến 13 trong thai kỳ. Lúc này bác sĩ sẽ thực hiện đo độ mờ da gáy - dấu hiệu nghi ngờ có bất thường nhiễm sắc thể.
  • Phát hiện một số dị tật bẩm sinh từ sớm như hở khe cột sống, thai vô sọ, thoát vị rốn, khe hở thành bụng,…
Xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không 04
Bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy để phát hiện bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi

Siêu âm 3 tháng giữa thai kỳ

Sản phụ cần đi siêu âm thai vào khoảng tuần 18 và tuần 28 trong thai kỳ, tức trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ). Nếu có bất thường, việc đình chỉ mang thai là cần thiết (vì thai nhi có thể đã bị dị tật nghiêm trọng), muộn nhất là ở tuần 28.

Tất cả phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn và phải thực hiện siêu âm trong giai đoạn này. Tùy vào tình trạng sản phụ, loại dị tật hoặc kết quả của Double/Triple test, mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi phù hợp.

Dưới đây là các đối tượng đặc biệt cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc:

  • Tiền sử gia đình có người đã bị dị tật bẩm sinh
  • Thai phụ trên 35 tuổi
  • Có sử dụng thuốc có thể gây hại cho thai nhi
  • Bệnh nhân tiểu đường, đang sử dụng insulin
  • Thai phụ nhiễm virus khi mang thai
  • Thai phụ tiếp xúc với phóng xạ liều cao.

Thai phụ cần làm kết hợp xét nghiệm sàng lọc ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ. Việc này giúp phát hiện bất thường ở thai nhi nhanh chóng và chính xác hơn, so với chỉ thực hiện một vài xét nghiệm đơn lẻ.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc của nhiều thai phụ về chủ đề “xét nghiệm dị tật thai nhi có cần nhịn ăn không”, câu trả lời là không. Việc sàng lọc dị tật bẩm sinh là rất quan trọng, giúp mẹ bầu và gia đình chuẩn bị trước phương án và kế hoạch mang thai tốt nhất. Bên cạnh đó, khi mang thai mẹ bầu không nên lao động nặng nhọc, tiếp xúc với hóa chất độc hại hay sử dụng thuốc mà không có chỉ định từ bác sĩ. Những điều vừa nêu trên của Nhà thuốc Long Châu giúp phòng ngừa được dị tật bẩm sinh ở thai nhi, giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin