Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc xét nghiệm định lượng glucose máu rất quan trọng đối với sức khỏe, bởi đây là một chỉ số quan trọng. Xét nghiệm này được sử dụng nhiều trong lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường. Vậy xét nghiệm định lượng glucose máu là gì? Khi nào nên thực hiện?
Xét nghiệm glucose trong máu là một xét nghiệm quan trọng được thực hiện nhiều trong khám sức khỏe tổng quát. Nó sẽ giúp bác sĩ tầm soát và theo dõi mức đường huyết định kỳ của người bệnh.
“Xét nghiệm định lượng glucose máu là gì?” là một câu hỏi mà có rất nhiều người hiện đang thắc mắc. Xét nghiệm glucose máu là một kỹ thuật xét nghiệm giúp đánh giá định lượng đường trong máu. Xét nghiệm này giúp đánh giá chúng ta có đang bị bệnh tiểu đường hay không.
Thường thì kết quả glucose máu sẽ khác nhau ở mỗi thời điểm trong một ngày. Ở mỗi người cũng có chỉ số glucose máu khác nhau, chỉ số này còn có thể biến đổi theo từng giờ và từng phút.
Đường glucose sẽ được tạo ra từ thực đơn ăn uống hằng ngày của mỗi người. Đây là nguồn năng lượng chính cho những tế bào ở trong cơ thể. Nếu lượng glucose trong máu bị dư thừa hay thiếu hụt thì đều có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như:
Cơ thể chúng ta sẽ chuyển hóa carbonhydrat trong chế độ ăn uống mỗi ngày thành đường glucose trước khi đi vào máu. Lượng glucose máu sẽ được kiểm soát bởi insulin (một hormone sản xuất từ tuyến tụy, giúp chuyển glucose vào máu để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể).
Trong trường hợp tuyến tụy không thể sản xuất insulin hoặc tế bào không phản ứng với insulin có thể dẫn tới lượng glucose máu cao, đây cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường. Bởi vậy nên khi xét nghiệm glucose máu thì chúng ta có thể biết mình có đang bị tiểu đường hay không.
Xét nghiệm glucose máu đóng một vai trò quan trọng đối với việc chẩn đoán bệnh tiểu đường. Khi đi khám, nếu có các dấu hiệu của bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm định lượng glucose máu với mục đích đó chính là xác định tải lượng đường huyết.
Khi có kết quả, các chỉ số xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ đánh giá một người có mắc tiểu đường hay không, nhờ đó mà có chỉ định điều trị phù hợp và có hướng dẫn về lối sống cũng như chế độ ăn uống hợp lý hơn.
Với những ai có chỉ số glucose máu quá cao thì có thể dẫn tới nhiều tình trạng nguy hiểm như áp lực thấu máu, nhiễm toan ceton.
Hiện nay, với các thiết bị y khoa tiên tiến, mỗi người đều có thể tự kiểm tra glucose máu tại nhà với những thiết bị đo đường huyết cá nhân. Tuy vậy, kết quả kiểm tra này chỉ giúp theo dõi lượng glucose trong máu để thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp chứ không có giá trị chẩn đoán được như xét nghiệm tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
Ngoài ra, với những người bị tiểu đường trước khi làm phẫu thuật cũng cần được đánh giá chỉ số glucose máu. Điều này giúp bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc gây mê hoặc gây tê cho phù hợp, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật. Sau hậu phẫu thì người bệnh cũng sẽ được kiểm tra lại glucose máu liên tục cho tới khi họ có lượng glucose máu ổn định và ăn uống bình thường trở lại.
Glucose máu ở mức bình thường vào buổi sáng mới ngủ dậy và trước đó nhịn ăn 8 giờ thì khi đo sẽ đạt mức 73,8 mg/dl - 106,2 mg/dl (tương đương với 4,1 mmol/l - 5,9 mmol/l).
Sau khi ăn uống xong từ 1 - 2 giờ thì glucose máu sẽ bắt đầu tăng cao lên ở ngưỡng 126 mg/dl (tương đương 7,0 mmol/l). Nếu lượng glucose trong máu cao hơn mức ở trên thì bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng của bản thân, bởi có thể bạn đang gặp phải vấn đề về rối loạn dung nạp glucose.
Đối với trường hợp glucose máu ở một thời điểm bất kỳ nào đó mà cao hơn 200 mg/dl (tương đương 11,1 mmol/l) thì bác sĩ có thể sẽ kết luận người đó đang mắc bệnh tiểu đường.
Các chỉ số glucose máu sẽ cho phép bác sĩ chẩn đoán người bệnh có đang bị tiểu đường hay không. Bên cạnh đó, chỉ số này còn có thể cho phép biết được người bệnh có đang mắc thêm các bệnh lý nào đó hay không.
Chỉ số glucose máu thấp hơn 4,1 mmol/l với những trường hợp:
Glucose máu cao hơn 7.0 mmol/l trong các trường hợp:
Trước khi thực hiện xét nghiệm định lượng glucose máu thì người bệnh không được ăn hay uống bất cứ thứ gì trong vòng 8 giờ, chỉ được uống nước lọc. Nếu không bị tiểu đường thì kết quả xét nghiệm glucose máu lúc đói sẽ là từ 3,9 - 6,4 mmol/l. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là glucose máu cao thì không phải trong trường hợp nào cũng là do bệnh tiểu đường mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
Thông thường, xét nghiệm định lượng glucose máu sẽ thực hiện bằng 2 phương pháp đó là:
Sẽ có 3 loại enzyme được sử dụng phổ biến trong xét nghiệm glucose, bao gồm có:
Người bệnh sẽ được lấy máu ở đầu ngón tay để nhỏ lên thuốc thử có liên kết với dải giấy có chứa glucose oxidase. Nồng độ đường sẽ được tính bằng cách so sánh với biểu đồ màu hoặc máy đo phản xạ cầm tay loại dành riêng cho dải giấy có chứa thuốc thử. Phương pháp này khá nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, tuy vậy còn thực hiện thủ công nên có thể sẽ bị ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Xét nghiệm glucose máu với enzyme hexokinase cũng được sử dụng nhiều ở những bệnh viện lớn. Xét nghiệm với trang thiết bị hiện đại nên cho kết quả chính xác cao, tuy nhiên chi phí cũng sẽ cao hơn các phương pháp khác.
Phương pháp này khá đơn giản, có phản ứng nhanh và người bệnh cũng có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy vậy, cần chọn loại máy chất lượng, thương hiệu uy tín để đảm bảo máy đo chính xác.
Xét nghiệm glucose máu là một xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán có mắc tiểu đường hay không. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Xét nghiệm định lượng glucose máu là gì?”.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.