Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Glucose trong xét nghiệm máu là gì? Tìm hiểu về chỉ số Glucose

Ngày 17/07/2024
Kích thước chữ

Việc duy trì nồng độ glucose trong máu ở mức ổn định là vô cùng quan trọng. Xét nghiệm glucose máu là một công cụ hữu ích để đánh giá tình trạng chuyển hóa đường trong cơ thể. Vậy glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Bạn đã bao giờ thắc mắc về ý nghĩa của những con số trong kết quả xét nghiệm glucose máu của mình? Glucose trong xét nghiệm máu là gì và tại sao việc theo dõi nồng độ glucose trong máu lại quan trọng đến vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của glucose trong cơ thể, các loại xét nghiệm định lượng glucose máu và ý nghĩa của các chỉ số này đối với sức khỏe của chính bạn.

Glucose trong xét nghiệm máu là gì?

Glucose là đường gì? Glucose là một loại đường đơn, đóng vai trò là nguồn năng lượng chủ yếu cho các hoạt động sống của cơ thể. Sau khi tiêu hóa thức ăn, glucose được hấp thụ vào máu và vận chuyển đến các tế bào để sử dụng. Xét nghiệm glucose máu hay xét nghiệm định lượng glucose máu là một công cụ quan trọng giúp đánh giá nồng độ glucose trong máu, từ đó cho biết khả năng chuyển hóa đường của cơ thể.

Xét nghiệm glucose máu nhằm mục đích gì? Xét nghiệm glucose máu được bác sĩ chỉ định trong nhiều trường hợp với mục đích chính là chẩn đoán và theo dõi bệnh đái tháo đường hay tiểu đường. Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết do thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin - một hormone quan trọng có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Việc theo dõi và kiểm soát chỉ số đường huyết chặt chẽ rất quan trọng đối với việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như: Bệnh tim mạch, đột quỵ, mù lòa, suy thận, tổn thương thần kinh.

Glucose trong xét nghiệm máu là gì? “Giải mã” chỉ số Glucose 1
Glucose trong xét nghiệm máu là gì đến đây bạn đã biết rồi chứ?

Ngoài ra, xét nghiệm glucose máu còn được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người có yếu tố nguy cơ như: Tiền sử gia đình mắc bệnh, thừa cân, béo phì, lối sống ít vận động. Đặc biệt, xét nghiệm này còn được chỉ định ở phụ nữ mang thai nhằm phát hiện và kiểm soát chứng tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm glucose máu có những loại nào?

Glucose trong xét nghiệm máu là gì và xét nghiệm glucose máu là gì đến đây bạn đã biết. Vậy có những loại xét nghiệm glucose máu nào? Một số loại xét nghiệm glucose máu phổ biến thường được bác sĩ chỉ định như:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đây là là xét nghiệm cơ bản nhất giúp đo lường nồng độ glucose trong máu sau khi bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Xét nghiệm này giúp đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể khi không có nguồn cung cấp glucose từ thức ăn.
  • Xét nghiệm đường huyết sau ăn: Xét nghiệm này được thực hiện 2 tiếng sau khi bệnh nhân ăn một bữa ăn tiêu chuẩn nhằm đánh giá khả năng xử lý glucose sau bữa ăn của cơ thể. Việc này giúp phát hiện tình trạng kháng insulin hoặc rối loạn dung nạp glucose.
  • Xét nghiệm HbA1c: HbA1c là một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ kiểm soát đường huyết trung bình của cơ thể trong vòng 2 - 3 tháng qua. HbA1c được hình thành khi glucose gắn vào hemoglobin - một loại protein trong hồng cầu. Mức HbA1c càng cao cho thấy lượng đường trong máu càng cao và nguy cơ biến chứng tiểu đường càng lớn.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT): Đây là một xét nghiệm chuyên sâu hơn, giúp đánh giá khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể sau khi uống một lượng đường nhất định. Xét nghiệm này thường được sử dụng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ hoặc xác định tình trạng tiền tiểu đường.
Glucose trong xét nghiệm máu là gì? “Giải mã” chỉ số Glucose 2
Chọn loại xét nghiệm phụ thuộc vào các mục đích khác nhau

Ý nghĩa của chỉ số glucose trong xét nghiệm máu

Khi tìm hiểu glucose trong xét nghiệm máu là gì có lẽ bạn cũng phần nào hiểu được ý nghĩa của chỉ số này. Hiểu rõ ý nghĩa của các chỉ số glucose trong xét nghiệm máu là chìa khóa để đánh giá tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các rối loạn chuyển hóa đường.

Vậy glucose trong máu bình thường là bao nhiêu? Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết lúc đói bình thường nằm trong khoảng 70-99 mg/dL (3.9 - 5.5 mmol/L). Sau khi ăn, đường huyết có thể tăng lên nhưng thường không vượt quá 140 mg/dL (7.8 mmol/L) sau 2 giờ. Chỉ số HbA1c phản ánh mức đường huyết trung bình trong 2-3 tháng qua nên dưới 5.7%.

Tuy nhiên, khi chỉ số glucose vượt quá ngưỡng cho phép, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Glucose trong máu ở mức bao nhiêu là tiểu đường? Nếu đường huyết lúc đói trên 126 mg/dL (7.0 mmol/L), sau ăn trên 200 mg/dL (11.1 mmol/L) hoặc HbA1c trên 6.5%, bệnh nhân có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, một tình trạng gọi là tiền tiểu đường cũng cần được lưu ý. Bệnh nhân được chẩn đoán tiền tiểu đường khi chỉ số đường huyết lúc đói từ 100 - 125 mg/dL (5.6 - 6.9 mmol/L), sau ăn từ 140 - 199 mg/dL (7.8 - 11.0 mmol/L) và HbA1c từ 5.7 - 6.4%. Người tiền tiểu đường có nguy cơ cao tiến triển thành tiểu đường type 2 nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

Glucose trong xét nghiệm máu là gì? “Giải mã” chỉ số Glucose 3
Việc theo dõi và duy trì mức đường huyết ổn định là rất quan trọng

Yếu tố nào ảnh hưởng đến glucose trong xét nghiệm máu?

Nồng độ glucose trong máu không phải là một hằng số cố định mà có thể thay đổi và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Chế độ ăn uống: Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu đường và tinh bột, nhất là các loại đường đơn và tinh bột tinh chế, có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngược lại, một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ, rau xanh và trái cây sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
  • Hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường độ nhạy của tế bào với insulin - hormone quan trọng giúp điều hòa đường huyết. Nhờ đó, cơ thể có thể sử dụng glucose hiệu quả hơn, giảm nguy cơ tăng đường huyết.
  • Căng thẳng (stress): Khi căng thẳng, cơ thể sản sinh ra các hormone cortisol và adrenalin có tác dụng làm tăng đường huyết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu stress kéo dài, đường huyết có thể tăng cao liên tục, gây hại cho sức khỏe.
  • Một số loại thuốc: Corticosteroid có thể làm tăng đường huyết, trong khi một số thuốc trị tiểu đường có thể làm giảm đường huyết quá mức.
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh lý như bệnh gan, thận, tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và khiến chỉ số đường huyết bất thường.
Glucose trong xét nghiệm máu là gì? “Giải mã” chỉ số Glucose 4
Hiểu rõ yếu tố ảnh hưởng đến glucose máu giúp bạn biết cách duy trì mức đường huyết ổn định

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ glucose trong xét nghiệm máu là gì. Xét nghiệm glucose máu là một xét nghiệm quan trọng để đánh giá sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến chuyển hóa đường. Việc duy trì mức đường huyết ổn định là rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin