Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì? Có tác dụng thế nào?

Ngày 29/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Xét nghiệm protein niệu đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và định hướng các bệnh lý về thận và cầu thận. Hãy cùng tìm hiểu xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì nhé!

Chỉ số protein trong nước tiểu được dùng để đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh. Khi chỉ số protein tăng cao, sức khỏe của người bệnh có thể đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm protein niệu 24 giờ. Vậy xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì? Khi nào cần thực hiện loại xét nghiệm này?

Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì?

Thận nằm trong hệ tiết niệu, có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động bài tiết. Nhờ có thận, cơ thể mới có thể lọc và đào thải các chất cặn bã, nước thừa, cũng như độc tố có trong máu. 

Để trả lời câu hỏi: “Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì?”, các bác sĩ đã giải đáp rằng: Phương pháp xét nghiệm protein niệu 24 giờ được sử dụng phổ biến trong quá trình kiểm tra liệu nồng độ protein trong nước tiểu có bình thường hay không. Nguyên nhân là do trong quá trình sản xuất nước tiểu, thận còn giúp điều hoàn thể tích máu bằng cách điều tiết khối lượng dịch ngoại bào. 

Như vậy, protein có trong cơ thể sẽ được tái hấp thụ. Tuy nhiên, mức độ bình thường ở protein niệu là khoảng 0,2g/24 giờ. Nếu hàm lượng protein này quá cao hoặc quá thấp, bạn sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương thận.

Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì? Có tác dụng gì? 1
Xét nghiệm protein niệu 24 giờ giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của thận 

Xét nghiệm protein niệu 24 giờ có tác dụng gì?

Bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm protein niệu nếu bác sĩ nghi ngờ có sự bất thường trong liều lượng và tính chất của nước tiểu trong 24 giờ. Từ đó, nhằm đánh giá được chi tiết chức năng của thận nói riêng và hệ tiết niệu nói chung. Cụ thể:

  • Định lượng protein niệu, ure niệu, creatinin niệu, điện giải niệu,… trong vòng 24 giờ.
  • Tính toán số lượng nước tiểu và các chất mà cơ thể người bệnh có thể lọc được là bao nhiêu, bao gồm: Protein, aldosterone, natri, kali hoặc nitơ urê trong một ngày.
  • Xác định hàm lượng bilan dịch vào và ra.

Ý nghĩa xét nghiệm protein niệu 24 giờ

Như đã nói ở trên, tình trạng bệnh thận có thể được biểu hiện rõ ràng dựa vào kết quả xét nghiệm protein niệu 24h. Một số căn bệnh có thể được phát hiện nhờ vào phương pháp này là:

  • Protein niệu thấp < 1g/24h: Bệnh nhân có thể đang mắc phải chứng viêm thận bể thận, viêm thận kẽ, thận đa nang, xơ mạch thận hoặc tăng huyết áp.
  • Protein niệu từ 1 - 3g/24h: Là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận cấp hoặc bệnh thận do đái tháo đường gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ càng tăng cao nếu đi kèm với các triệu chứng như: Phù mềm, tiểu ít, vô niệu, tăng huyết áp, tiểu máu,...
  • Protein niệu cao > 3,5g/24h: Đây là mức độ protein rất cao, là căn cứ cho thấy hội chứng thận hư đã trở nên vô cùng nghiêm trọng. Thông thường, người bị thận hư thường bị tăng cholesterol, triglycerid một cách nhanh chóng. 
Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì? Có tác dụng gì? 2
Xét nghiệm protein niệu 24h được chỉ định ở người có nguy cơ mắc bệnh thận

Khi nào cần xét nghiệm protein niệu 24 giờ?

Bên cạnh thắc mắc: “Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì?”, không phải ai cũng biết khi nào cần xét nghiệm protein niệu 24 giờ. Trước khi xét nghiệm protein niệu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm kiểm tra nồng độ protein trong nước tiểu có tăng quá mức bình thường hay không. Từ đó, chủ động theo dõi và điều trị bệnh kịp thời.

Người mắc phải các căn bệnh dưới đây cũng được khuyến khích nên chủ động kiểm tra chỉ số protein niệu định kỳ. Bao gồm: 

  • Các bệnh lý về thận: Thận mạn tính, tổn thương thận cấp tính, viêm cầu thận và bệnh thận do tiểu đường có thể làm suy yếu chức năng của thận.
  • Bệnh đái tháo đường: Nồng độ protein cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu sớm của bệnh thận. Đây chính là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của căn bệnh này.
  • Huyết áp cao: Nếu nồng độ protein niệu thay đổi bất thường trong thời gian dài thì chứng tỏ bệnh cao huyết áp đã làm tổn thương thận nặng nề.
  • Các bệnh tự miễn ảnh hưởng đến thận: Viêm thận lupus có thể gây rối loạn chức năng của thận.

Ngoài ra, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe thận và hệ tiết niệu: 

  • Tần suất đi tiểu tăng lên đột ngột.
  • Phù nề toàn thân.
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng thuốc lợi tiểu, kháng vi trùng, NSAIDs, hóa trị,...
  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Người cao tuổi, đặc biệt là từ 65 tuổi trở lên.
  • Gia đình có người thân từng mắc bệnh thận.
Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì? Có tác dụng gì? 3
Người bị bệnh thận nên chủ động kiểm tra sức khỏe thận định kỳ 

Quy trình xét nghiệm protein niệu 24 giờ

Quy trình xét nghiệm protein niệu 24 giờ sẽ bao gồm khá nhiều bước khác nhau, phức tạp hơn một chút so với các loại xét nghiệm khác. Tuy nhiên, người bệnh có thể trực tiếp lấy mẫu tại nhà mà không cần phải đến bệnh viện. Trong trường hợp này, bạn cần hiểu rõ quy trình lấy nước tiểu 24h để đảm bảo kết quả xét nghiệm được chính xác nhất. Cụ thể:

Trước khi thực hiện

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe toàn diện của bệnh nhân.
  • Bước 2: Bệnh nhân bắt đầu dừng uống một số loại thuốc và không ăn các loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. 

Trong khi thực hiện

  • Bước 1: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm protein niệu 24 giờ.
  • Bước 2: Rửa bình chứa bằng nước sạch, để khô hoặc lau khô trước khi sử dụng. 
  • Bước 3: Đổ toàn bộ lượng acid vào bình chứa, nghiêng bình nhẹ nhàng sao cho acid phủ đều khoảng 2/3 bề mặt bình. 
  • Bước 3: Vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, bạn vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ và lấy mẫu nước tiểu từ lần đi tiểu thứ 2.
  • Bước 4: Tích trữ nước tiểu thải ra trong ngày vào bình cho đến khi đầy.
  • Bước 5: Lượng nước tiểu lần cuối sẽ được lấy trong khoảng 6 - 7h sáng hôm sau.
  • Bước 6: Đo thể tích nước tiểu và ghi lại.
  • Bước 7: Khuấy đều lượng nước tiểu trữ được và đổ vào chai nhựa nhỏ sạch đã chuẩn bị, tối thiểu 30ml.
Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì? Có tác dụng gì? 4
Lượng nước tiểu cần thiết cho xét nghiệm protein niệu là khoảng 30ml 

Sau khi thực hiện

  • Bước 1: Người bệnh ghi chú đầy đủ thông tin cá nhân lên bình chứa theo nhãn cung cấp.
  • Bước 2: Gửi mẫu nước tiểu 24 giờ đến phòng khám hoặc bệnh viện và chờ đợi để lấy kết quả.

Cần lưu ý gì khi làm xét nghiệm protein niệu 24 giờ?

Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ được đánh giá là rất an toàn với sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất, bạn cũng cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:

  • Thu thập toàn bộ nước tiểu thải ra trong ngày, kể cả lúc đi đại tiện.
  • Uống lượng nước bình thường như mọi ngày.
  • Không làm đổ nước tiểu từ bình chứa gây sai lệch số liệu .
  • Tránh cảm giác căng thẳng hoặc tập thể dục cường độ cao.
  • Không bảo quản nước tiểu ở nơi có nhiệt độ thấp.
  • Gửi mẫu nước tiểu đến bác sĩ theo lịch hẹn để hạn chế tình trạng hư hỏng mẫu phẩm. 
Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì? Có tác dụng gì? 5
Bạn nên bảo quản mẫu phẩm ở nhiệt độ phòng 

Trên đây là câu trả lời chi tiết nhất cho thắc mắc: “Xét nghiệm protein niệu 24 giờ là gì?”. Nếu phát hiện hàm lượng protein niệu tăng cao bất thường, bạn cũng không nên quá lo lắng mà hãy thăm khám bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán chính xác nhé! 

Xem thêm: Protein niệu trong nước tiểu là gì và có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm