Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xì mũi ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 01/09/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thông thường khi xì mũi ra máu là có liên quan đến những tổn thương của mao mạch nhỏ ở niêm mạc mũi do thời tiết hay do ngoáy mũi… Vì vậy khi xì mũi ra máu trong dịch nhầy thì cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý khác.

Xì mũi ra máu và chảy máu mũi là hai vấn đề khác nhau. Vì vậy ở đây, sẽ đề cập đến vấn đề hỉ mũi ra máu. Để biết thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết nhé!

Xì mũi ra máu là gì, triệu chứng thế nào, có cần gặp bác sĩ không?

Hỉ mũi ra máu là gì, triệu chứng thế nào?

Khi xì mũi mà trong dịch nhầy có lẫn chút máu thì có lẽ vấn đề không quá nghiêm trọng. Có thể trong chúng ta hầu như ai cũng mắc phải một lần trong đời. Nếu những người thường xuyên bị viêm mũi, sổ mũi thì hiện tượng này càng dễ xảy ra. 

Xì mũi ra máu có phải bệnh nguy hiểm Xì mũi ra máu có phải bệnh nguy hiểm?

Triệu chứng của xì mũi ra máu khi mũi khô hoặc kích ứng mũi, nghẹt mũi, hắt xì, chảy mũi thì xì mũi có thể có chút máu kèm lẫn dịch nhầy. Điều này là do niêm mạc mũi bị kích ứng do viêm hoặc thời tiết hanh khô.

Xì mũi ra máu có cần gặp bác sĩ? 

Nếu trong dịch nhầy xì mũi chỉ có lẫn một chút máu mà do những nguyên nhân như thời tiết hanh khô, viêm mũi, sổ mũi thì không đáng nghiêm trọng. Còn khi bạn nhận thấy những dấu hiệu sau như thời gian chảy máu mũi kéo dài, chảy máu tái lại khi xì mũi hoặc kèm theo sốt thì nên đến gặp bác sĩ. Đồng thời có những dấu hiệu như nhức đầu, hốc mắt, ù tai, sưng lồi hoặc có quầng thâm quanh mắt, liệt vận nhãn, đau sau gáy, mệt mỏi, hạch cổ… thì cần được thăm khám kịp thời để tìm rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân nào khiến trong nhầy mũi có máu?

Do một số mao mạch nhỏ bị vỡ gây rỉ máu và lẫn vào dịch nhầy khi bạn xì mũi hoặc ngoáy mũi. 

Các mao mạch thường hay bị vỡ là ở phía dưới ngoài của vách ngăn. Cách gọi khác của chảy máu điểm mạch là chảy máu cam. Nguyên nhân của hiện tượng này có rất nhiều.

Do thời tiết khô lạnh

Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp cũng dẫn tới hiện tượng này. Khi đó các mao mạch do thiếu độ ẩm bảo vệ sẽ trở nên rất dễ vỡ. Do bị khô nứt làm cong và rách những mao mạch nằm dính ngay dưới nó, gây chảy máu. Nếu khô mũi kéo dài sẽ làm chậm quá trình phục hồi của các mạch máu bị vỡ và có nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy khi xì mũi sẽ có máu kèm theo. 

Do thói quen ngoáy mũi

Thói quen ngoáy mũi ở một số trẻ nhỏ, thậm chí, cả ở người lớn cũng dẫn tới tình trạng này. Do ngoáy mũi làm tổn thương các mao mạch ở phần trước của hốc mũi. Vì vậy sẽ dẫn tới hiện tượng xì mũi ra máu và đây là một trong những nguyên nhân phổ biến.

Hỉ mũi ra máu là do đâu Do thói quen ngoáy mũi cũng có thể dẫn đến tình trạng hỉ mũi ra máu

Xì mũi ra máu do dị vật trong mũi

Có thể do dị vật trong mũi tác động vào mao mạch dẫn đến chảy máu. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn vì trẻ nhỏ thường nhét dị vật vào mũi… 

Do thuốc xịt mũi

Việc sử dụng thuốc xịt mũi không đúng cách có thành phần corticoid gây nên tình trạng này. Vì thuốc phải được xịt hướng ra thành phía ngoài chứ không được xịt vào vách ngăn trong mũi. Do xịt vào vách ngăn sẽ làm mỏng niêm mạc, tổn thương mao mạch dẫn tới chảy máu. 

Hỉ mũi ra máu do viêm mũi

Đây cũng là một nguyên nhân bởi vì viêm mũi làm sung huyết phù nề dẫn đến các mao mạch bị giãn ra và trở nên dễ bị vỡ. Khi chúng ta cố xì mũi hoặc hắt hơi mạnh cũng có thể chảy máu. Hoặc có thể do cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang… 

Do dị hình cấu trúc trong mũi

Một số dị hình cấu trúc mũi cũng gây ra hiện tượng này. Có thể do lệch vách ngăn mũi, gai xương vách ngăn, thủng vách ngăn…

Do là niêm mạc trên vùng “nhô ra” nhiều nhất sẽ bị luồng khí khi hít thở va chạm nhiều, làm chúng khô và mỏng đi dễ bị vỡ nên hắt xì ra máu.

Xì mũi ra máu do chấn thương, tiếp xúc hóa chất, uống thuốc… 

Chỉ cần chấn thương hay phẫu thuật ở vùng mũi có thể khiến bạn chảy máu khi xì mũi, ho, hoặc hắt hơi mạnh. Kể cả khi bạn tiếp xúc trực tiếp với hóa chất làm các mao mạch trong mũi có thể bị tổn thương dẫn tới xì mũi ra máu. Có thể do uống các loại thuốc chống đông máu như aspirin, warfarin… làm giảm chức năng tự bảo vệ của mao mạch khi tổn thương. Vì vậy nếu bạn xì mũi mạnh cũng có thể bị chảy máu. Hoặc do trong mũi có khối u đây là hiện tượng không phổ biến nhưng dịch nhầy mũi có máu có thể liên quan đến khối u trong mũi. Các triệu chứng khi có khối u trong mũi như nghẹt mũi tăng dần, giảm khứu giác, đau quanh hốc mắt.

Chẩn đoán và điều trị tình trạng xì mũi ra máu như thế nào?

Chẩn đoán tình trạng  hỉ mũi ra máu

Để chẩn đoán được bệnh bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng xì mũi ra máu. Có thể phải khám toàn diện và điều tra bệnh cảnh để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Cách điều trị xì mũi ra máu Viêm mũi cũng có thể làm chảy máu mũi

Căn cứ vào tình trạng hoặc triệu chứng bác sĩ có thể xét nghiệm chuyên sâu hoặc yêu cầu bạn chụp CT mũi xoang, siêu âm vùng cổ, nội soi mũi xoang… nhằm loại trừ hoặc xác định bệnh.

Cách điều trị xì mũi ra máu

Nếu chỉ do một số nguyên nhân thông thường thì có thể bơm xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý, bôi mỡ kháng sinh vào vùng tổn thương, lấy dị vật mũi… Hoặc có thể điều trị cảm cúm, dị ứng, viêm nhiễm xoang… Còn nếu nguyên nhân do chảy máu cam thì có thể áp dụng ngồi cúi đầu ra trước, thở bằng miệng, lấy ngón trỏ và ngón cái bóp ép 2 cánh mũi lại với nhau. Thông thường máu sẽ ngưng chảy, nếu máu vẫn còn rỉ làm một lần nữa nếu không cầm được thì nên đến bệnh viện. Khi bị chảy máu cam không nên ngửa cổ ra sau để máu không chảy xuống họng, vì có thể gây nôn và không kiểm soát được lượng máu chảy.

Nếu đã loại bỏ những nguyên nhân thông thường thì tình trạng này có thể do mắc bệnh nghiêm trọng như khối u xoang, ung thư vòm họng hoặc bệnh lý khác.

Khi bị xì mũi ra máu với những nguyên nhân thông thường thì bạn có thể tự xử lý được, nếu do những nguyên nhân khác bạn có thể đến gặp bác sĩ sớm để có cách điều trị phù hợp. Để ngăn ngừa tình trạng này, nên vệ sinh mũi sạch hằng ngày và giảm tiếp xúc khói bụi, hóa chất… Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh, có thể kiểm soát, phòng ngừa tốt và có cách điều trị xì mũi ra máu hiệu quả.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm