Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Zona thần kinh ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa

Ngày 27/10/2024
Kích thước chữ

Zona thần kinh ở tay thường ít xảy ra hơn so với các vị trí khác trên cơ thể, tuy nhiên bệnh có thể diễn biến nặng nề hơn các bộ phận khác do sự ma sát cũng như vận động liên tục của cánh tay. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở tay là gì? Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh như thế nào?

Zona thần kinh ở tay là một bệnh lý nhiễm trùng xảy ra ở vùng da tay. Bệnh zona thần kinh ở tay thường ít phổ biến hơn so với các vùng da khác trên cơ thể nhưng có nguy cơ xảy ra biến chứng nghiêm trọng, bởi đây là những vùng thường xuyên phải hoạt động nhiều. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở tay là điều quan trọng và cần thiết.

Nguyên nhân gây ra bệnh zona thần kinh tay là gì?

Zona thần kinh là một bệnh lý nhiễm trùng da cấp tính do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh zona thần kinh mỗi năm lên tới 1,5 - 3%.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh zona thần kinh có thể kể đến như hình thành và phát triển các bọng nước trên da ở một phía của cơ thể, đau nhức, ngứa ngáy… Các vết bọng nước có thể lan ra theo hướng phát triển của dây thần kinh bị bệnh, phổ biến nhất là ở mặt, cổ, đầu hay lưng và có đôi khi lan xuống cánh tay hay chân của người bệnh. Do đó, bệnh zona thần kinh ở tay thường ít phổ biến hơn so với các vị trí khác trên cơ thể và ít nguy hiểm hơn. Vậy nguyên nhân gây ra zona thần kinh ở tay là gì?

Theo đó, giống như các vị trí khác trên cơ thể bị zona thần kinh, zona thần kinh ở tay xảy ra do sự tái hoạt động của virus Varicella Zoster gây ra. Sau khi bị nhiễm trùng lần đầu tiên (bệnh thuỷ đậu) thì virus VZV sẽ ẩn trong các tế bào thần kinh trong thời gian dài (từ vài năm đến vài chục năm) và được kích hoạt khi xuất hiện điều kiện thuận lợi. Sau khi được kích hoạt, VZV sẽ hoạt động rồi di chuyển dọc theo các rễ thần kinh cảm giác và gây tổn thương cho bao Myelin khiến tăng nhạy cảm ngoại vi. Từ đó, người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau đớn, bỏng rát kinh khủng dọc theo đường đi của dây thần kinh bị tổn thương do virus tấn công.

Bất kỳ ai đã từng mắc bệnh thuỷ đậu đều có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh ở tay hoặc các bộ phận khác. Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh như:

  • Sức đề kháng bị suy yếu;
  • Hệ miễn dịch suy giảm;
  • Cơ thể suy nhược;
  • Sang chấn tâm lý hoặc căng thẳng, stress;
  • Nhiễm virus HIV/AIDS;
  • Bệnh nhân ung thư đang hoá trị hoặc điều trị bằng tia phóng xạ;
  • Người cấy ghép nội tạng sử dụng thuốc ức chế miễn dịch;
  • Phụ nữ mang thai.
Zona thần kinh ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 1
Virus Varicella Zoster là nguyên nhân chính gây ra bệnh zona thần kinh ở tay

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở tay

Thực tế, các biểu hiện của bệnh zona thần kinh ở tay thường rất dễ nhận biết thông qua những tổn thương đặc trưng trên da có thể nhìn thấy bằng mắt thường như:

  • Khác với các nốt mụn nước của thuỷ đậu thường mọc rải rác trên khắp cơ thể, các nốt bọng nước do bệnh zona thần kinh ở tay gây ra sẽ tập chung mọc theo từng cụm như chùm nho ở một bên cánh tay trong 7 - 10 ngày, sau khoảng 2 - 4 tuần sẽ phục hồi hoàn toàn.
  • Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh bị zona thần kinh ở tay sẽ gặp phải triệu chứng ngứa ngáy và đau rát như kim châm hoặc co giật ở các vùng da tổn thương kèm với chứng đau đầu cũng như sợ ánh sáng.
  • Các cơn đau nhức sẽ ngày càng gia tăng với mức độ đau dữ dội hơn khi bệnh bước sang giai đoạn bùng phát cấp tính.
  • Bước sang giai đoạn phục hồi, các vết bọng nước sẽ khô lại, đóng vảy và để lại sẹo xấu vĩnh viễn nếu người bệnh bị bội nhiễm trong quá trình điều trị.

Đối với những người có sức khoẻ tốt nếu mắc bệnh zona thần kinh tay thì số lượng vết bọng nước xuất hiện ít hơn, không gây nhiều đau đớn và ít hình thành nốt sẹo xấu. Ngược lại, ở người có sức đề kháng kém nếu bị bệnh zona thần kinh thì vết thương sẽ lâu lành hơn và quá trình điều trị bệnh cũng khó khăn hơn.

Sau khi bệnh zona thần kinh ở tay được điều trị khỏi thì virus Varicella Zoster sẽ tiếp tục khu trú tại các hạch thần kinh và ngủ đông. Nếu người bệnh xuất hiện các yếu tố nguy cơ như cơ thể suy nhược, suy giảm hệ miễn dịch, stress, căng thẳng kéo dài… thì virus lại tái hoạt động và gây ra bệnh zona thần kinh ở vị trí khác trên cơ thể. Chính vì thế, hầu hết những người cao tuổi mắc bệnh zona thần kinh đều do trước đây đã từng ít nhất 1 lần bị virus Varicella Zoster tấn công gây ra bệnh thuỷ đậu. Vậy làm thế nào phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở tay hiệu quả?

Zona thần kinh ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 2
Zona thần kinh ở tay gây ra các nốt bọng nước mọc thành cụm ở trên da

Biện pháp giúp phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở tay hiệu quả

Mọi người có thể phòng ngừa được bệnh zona thần kinh ở tay hiệu quả nếu thực hiện các biện pháp sau:

  • Tiêm phòng vắc xin zona thần kinh Shingrix: Đây là một biện pháp giúp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả và an toàn. Tỷ lệ phòng ngừa bệnh hiệu quả lên đến hơn 90%.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh zona thần kinh, đặc biệt là khi cơ thể người bệnh còn có nhiều bọng nước hoặc những người có dấu hiệu nghi ngờ mắc phải bệnh zona.
  • Chủ động tiêm chủng vắc xin thuỷ đậu đầy đủ để bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh thuỷ đậu và nâng cao khả năng phòng tránh được bệnh zona thần kinh. Tuy nhiên, một số người có hệ miễn dịch suy yếu, dị ứng với thành phần của vắc xin hoặc phụ nữ mang thai… sẽ không được tiêm chủng loại vắc xin này.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý, tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi hoặc vận động quá mức trong thời gian điều trị bệnh.
  • Tránh sử dụng thuốc lá, khói thuốc lá và những chất kích thích khác như bia rượu, cà phê, đồ uống có cồn…
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh bằng cách ăn uống khoa học, tập thể dục thể thao.
  • Cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ của bệnh zona thần kinh, đồng thời tích cực điều trị sớm khi được chẩn đoán mắc bệnh để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
  • Người bệnh cần tuân thủ theo đúng các quy định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh zona thần kinh ở tay. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở ngoài để điều trị khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
Zona thần kinh ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 3
Tiêm vắc xin Shingrix là biện pháp phòng bệnh zona thần kinh hiệu quả

Tiêm vắc xin zona thần kinh ở đâu?

Như đã nói ở trên, tiêm vắc xin phòng bệnh zona thần kinh là một biện pháp giúp phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở tay hiệu quả. Vậy tiêm vắc xin zona thần kinh ở đâu an toàn và hiệu quả? 

Theo đó, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một địa chỉ tiêm vắc xin phòng bệnh zona thần kinh ở tay uy tín - an toàn - hiệu quả. 

Hiện nay, tại Tiêm chủng Long Châu đang lưu hành vắc xin Shingrix có khả năng phòng ngừa bệnh zona thần kinh để phục vụ các khách hàng trên khắp cả nước. 

Ngoài ra, tại đây còn có 2 loại vắc xin đảm bảo chất lượng giúp phòng ngừa bệnh thủy đậu là vắc xin Varilrix (Bỉ) và Varivax (Mỹ). Do đó, nếu bạn đang phân vân không biết nên chủng ngừa vắc xin ở đâu thì hãy đến Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn bởi các chuyên gia giỏi và giàu kinh nghiệm về tiêm chủng.

Zona thần kinh ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa 4
Bạn có thể chọn Tiêm chủng Long Châu để chích ngừa vắc xin zona thần kinh

Tóm lại, bệnh zona thần kinh ở tay thường ít gặp nhưng có thể diễn tiến nghiêm trọng nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh zona thần kinh ở tay, cách phòng ngừa và địa chỉ tiêm chủng uy tín - an toàn - chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin