Tác động của béo phì đối với sức khỏe
Béo phì hoặc sự gia tăng BMI là yếu tố nguy cơ chính cho rất nhiều các bệnh lý không lây nhiễm bao gồm: Bệnh lý tim mạch (đột quỵ và bệnh tim), đái tháo đường, bệnh lý cơ xương khớp (đặc biệt là thoái hoá khớp), một số bệnh lý ung thư (ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tinh hoàn, ung thư gan, ung thư túi mật, ung thư thận và ung thư đại tràng).
Béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ béo phì khi trưởng thành, nguy cơ tử vong sớm và tàn tật tăng cao hơn. Bên cạnh việc gia tăng rủi ro trong tương lai, trẻ béo phì có thể gặp các tình trạng khác như khó thở, tăng nguy cơ gãy xương, tăng huyết áp, các biểu hiện sớm của bệnh tim mạch và đề kháng insulin, các vấn đề về tâm lý.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đa số mọi người đều nhận thức được béo phì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, nhưng hầu hết mọi người chỉ coi đây là một vấn đề của lối sống mà họ chọn. Béo phì là một bệnh lý có thể điều trị được, do đó nếu bạn thấy cân nặng tăng nhiều hoặc đơn giản là khi chỉ số BMI đã đạt mức béo phì, thì đây chính là thời điểm bạn cần đến khám bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và điều trị.
Bên cạnh đó, nếu béo phì gây ra bất kỳ tình trạng sức khỏe xấu nào cho cơ thể như: Khó thở, mệt mỏi, tình trạng lo âu, trầm cảm... hãy đến khám bác sĩ ngay.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh, giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Hỏi đáp (0 bình luận)