Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Bướu máu

Bướu máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Bướu máu hay còn gọi là u máu, là một tình trạng thường gặp của mạch máu trên da. Những khối u này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là trên mặt, ngực và lưng, dưới dạng cục u màu đỏ hoặc tím. Bướu máu thường vô hại và có xu hướng tự khỏi.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bướu máu

Bướu máu là gì?

Bướu máu là một loại khối u xuất hiện dưới dạng cục u màu đỏ hoặc tím trên da của bạn. Chúng được tạo thành từ sự phân chia nhanh của các tế bào thành mạch máu (tế bào nội mô).

Chúng có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc trở nên dễ nhận thấy trong thời kỳ thơ ấu. Mặc dù bướu máu phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc phải. Trên thực tế, khoảng 75% những người từ 75 tuổi trở lên mắc bướu máu.

Nhìn chung bướu máu ở trẻ sơ sinh không cần điều trị vì chúng sẽ mất dần theo thời gian. Tuy nhiên, cần cân nhắc điều trị nếu bướu máu gây ảnh hưởng đến các vấn đề như thẩm mỹ, thị lực, hô hấp hoặc các chức năng khác của cơ thể.

Triệu chứng bướu máu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bướu máu

Bướu máu có thể nhìn thấy khi mới sinh, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn khi trẻ được một tháng tuổi. Bướu máu biểu hiện bắt đầu như một vết đỏ phẳng trên cơ thể. Các vị trí thường gặp nhất là trên mặt, da đầu, ngực hoặc lưng. Trẻ em thường chỉ có một vết, nhưng một số trẻ có thể có nhiều hơn một vết.

Khi trẻ được một tuổi, vết đỏ có thể phát triển nhanh chóng thành một cục u, mềm, xốp và nhô ra khỏi da. Bướu máu sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi và sau đó sẽ tự biến mất dần.

Nhiều bướu máu sẽ biến mất khi trẻ được 5 tuổi và hầu hết sẽ biến mất khi trẻ được 10 tuổi. Da có thể hơi đổi màu hoặc nổi lên sau khi bướu máu biến mất.

Bướu máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Mặt là vị trí thường gặp nhất của bướu máu

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bướu máu

Đôi khi, bướu máu có thể vỡ ra và phát triển thành vết loét. Điều này có thể dẫn đến đau, chảy máu, sẹo hoặc nhiễm trùng. Tùy thuộc vào vị trí của bướu máu, nó có thể gây ra các vấn đề về thị lực (suy giảm thị lực, mù lòa); thính giác (điếc, giảm thính giác); các vấn đề hô hấp hoặc khả năng đi vệ sinh của trẻ. Tuy nhiên các trường hợp này là rất hiếm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bướu máu của trẻ bị chảy máu, hình thành vết loét hoặc sưng đỏ, có dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bướu máu gây ra vấn đề về các chức năng bao gồm ảnh hưởng thị lực, hô hấp, thính giác hoặc khả năng tiêu tiểu của trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp.

Nguyên nhân bướu máu

Nguyên nhân dẫn đến bướu máu

Nguyên nhân gây bướu máu ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng có một số giả thiết:

  • Giả thiết có khả năng nhất cho rằng tình trạng căng thẳng do thiếu oxy (stress oxy hóa) làm tăng biểu hiện của GLUT1 và VEGF dẫn đến huy động các tế bào tiền thân nội mô mạch máu.
  • Một giả thiết khác cho rằng các tế bào nuôi dưỡng nhau thai đóng vai trò là nguồn gốc của tế bào bướu máu.
  • Giả thiết thứ ba cho rằng sự phát triển của bướu máu liên quan đến quá trình tăng sinh mạch từ các tế bào tiền thân (de novo), cũng như sự hình thành mạch máu mới, tác động lên các tế bào nội mô để hình thành mạng lưới mao mạch.
Bướu máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Giả thiết có khả năng nhất về nguyên nhân của bướu máu là stress oxy hóa
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bướu máu

Bướu máu có thể tự thoái triển hay không?

Có thể, bướu máu sẽ co lại về kích thước và thường sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Gần một nửa số bướu máu ở trẻ sơ sinh dần biến mất khi trẻ được 5 tuổi và 90% biến mất khi trẻ được 10 tuổi.

Bướu máu của con tôi có phải là hậu quả tôi đã làm trong thời gian mang thai hay không?

Bướu máu ở trẻ có cần phải phẫu thuật cắt bỏ không?

Bướu máu có cần phải điều trị không và điều trị như thế nào?

Khi nào tôi nên đưa con đến bệnh viện nếu bị bướu máu?

Hỏi đáp (0 bình luận)