Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh
Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.
Bệnh Kohler là bệnh về xương chỉ gặp ở trẻ em. Mặc dù nguyên nhân chưa được hiểu đầy đủ nhưng người ta cho rằng nguyên nhân là do xương thuyền bị chèn ép trước khi cốt hóa dẫn đến sự bất thường về lưu lượng máu nuôi xương và gây hoại tử vô mạch. Bệnh Kohler thường gặp nhất ở trẻ nam từ 4 đến 7 tuổi. Bệnh lý này thường xảy ra một bên chân và có khoảng 25% bệnh Kohler xuất hiện ở cả hai bên. Bệnh Kohler có thể tự khỏi với tiên lượng tốt.
Bệnh Kohler được bác sĩ X-quang người Đức Alban Köhler (1874-1947) mô tả lần đầu tiên vào năm 1908 và đề cập đến tình trạng hoại tử vô mạch ở xương thuyền bàn chân. Bệnh Kohler là bệnh chỉ gặp ở trẻ em và thường gặp nhất ở nam giới từ 4 đến 7 tuổi.
Mặc dù nguyên nhân chưa được hiểu đầy đủ nhưng người ta cho rằng nguyên nhân gây nên bệnh lý này là do xương thuyền bị chèn ép trước khi cốt hóa dẫn đến sự bất thường về lưu lượng máu nuôi xương thuyền dẫn đến hoại tử vô mạch.
Bệnh Bệnh Kohler thường xảy ra một bên chân với các biểu hiện như đau, sưng ở giữa bàn chân và/hoặc đi khập khiễng ở một bên bàn chân. Trên phim X-quang bàn chân, xương thuyền sẽ có các đặc điểm tiêu biểu của hoại tử vô mạch (AVN) bao gồm tình trạng xơ cứng, phân mảnh và dẹt xương.
Bệnh Kohler có thể không có triệu chứng, tuy nhiên nếu có triệu chứng thì bệnh nhân thường đau vùng mu bàn chân. Khi khám thực thể bệnh nhân có thể bị đau ở một điểm trên xương thuyền có thể kèm nóng và sưng, đồng thời bệnh nhân có thể có biểu hiện khập khiễng do đau,... Tóm lại bệnh Kohler được đặc trưng bởi các triệu chứng:
Bệnh Kohler hiếm gặp nhưng có thể gây đau đớn và suy giảm sức khỏe đáng kể khi đi lại ở trẻ mắc bệnh. Hầu hết các trường hợp đều được điều trị khỏi trong khoảng hai năm sau lần chẩn đoán đầu tiên đồng thời tình trạng này thường không gây ra bất kỳ vấn đề lâu dài nào.
Trong hầu hết các trường hợp bệnh Kohler không gây ra bất kỳ biến chứng lâu dài nào nhưng có thể gây đau đớn và khó chịu đáng kể khi bệnh xuất hiện.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào kể trên để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Xương thuyền có nguồn cung cấp máu kép (cấp máu từ 2 nguồn). Một nhánh của động mạch mu chân cung cấp máu cho mặt sau của xương và nguồn cấp máu cho gan chân xuất phát từ nhánh gan chân trong của động mạch chày sau.
Cả hai nguồn cung cấp máu ở lưng và lòng bàn chân đều đi vào xương thuyền để cung cấp máu cho một phần ba trong và ngoài của xương. Điều này tạo ra một vùng vô mạch ở 1/3 trung tâm của xương thuyền. Các lỗ mạch máu của các nhánh xuyên giúp cung cấp máu cho vùng vô mạch này và được tìm thấy ở các bề mặt lưng, gan chân, trong và ngoài của xương thuyền.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu trên 100 xương thuyền tử thi thì có đến 97% lỗ mạch máu nhỏ hơn 1 mm. Về lý thuyết, bất kỳ sự chèn ép nào lên các lỗ mạch máu nhỏ này đều có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu và khiến xương thuyền có nguy cơ bị hoại tử vô mạch.
Ở trẻ em, xương thuyền là xương cuối cùng được cốt hóa. Ở bé gái, nó cốt hóa từ 18 đến 24 tháng và ở bé trai từ 30 đến 36 tháng tuổi. Lý thuyết này chỉ ra rằng do quá trình cốt hóa chậm của xương thuyền nên nó yếu hơn các xương khác của cổ chân.
Khi trẻ lớn lên và trọng lượng cơ thể nặng hơn, xương thuyền có thể bị nén giữa xương sên và xương hình nêm vốn đã cứng. Việc chèn ép vào xương thuyền chưa được cốt hóa dẫn đến chèn ép các mạch xuyên vùng trung tâm gây thiếu máu cục bộ vùng này và sau đó tình trạng hoại tử vô mạch.
Tóm lại mặc dù lý do chính xác dẫn đến việc mất nguồn cung cấp máu cho xương thuyền vẫn chưa được biết rõ, nhưng tình trạng này được cho là có liên quan đến những vấn đề sau:
Hỏi đáp (0 bình luận)