Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tim mạch/
  4. Cơ tim xốp

Cơ tim xốp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Bệnh cơ tim xốp (Noncompaction cardiomyopathy hay Left ventricular noncompaction) là một bệnh cơ tim bẩm sinh hiếm gặp. Bệnh xảy ra khi buồng thất trái của tim phát triển không bình thường, dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như rối loạn chức năng thất trái, rối loạn nhịp tim ác tính, huyết khối tắc mạch.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung cơ tim xốp

Cơ tim xốp là gì?

Bệnh cơ tim xốp (Noncompaction cardiomyopathy) hay bệnh cơ tim thất trái xốp (Left ventricular noncompaction) là một bệnh tim rất hiếm gặp. Bệnh cơ tim xốp có thể liên quan đến tình trạng bệnh bẩm sinh (nghĩa là bạn gặp phải tình trạng này từ khi mới sinh ra) hoặc có thể liên quan đến bệnh cơ xương.

Loại bệnh cơ tim bẩm sinh này cho đến nay vẫn chưa được hiểu đầy đủ và vẫn chưa được WHO phân loại. Vào năm 2006, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã phân loại bệnh cơ tim xốp là bệnh cơ tim nguyên phát có nguồn gốc di truyền.

Trong bệnh cơ tim xốp, thay vì buồng thất trái có cơ tim bình thường trơn mịn và săn chắc, thì chúng bị thay thế bởi cơ xốp và dày. Các cơ tim bất thường bị yếu và suy giảm khả năng bơm máu vì không thể co bóp hoặc thư giãn hoàn toàn.

Bệnh cơ tim xốp có nguy cơ cao gây các rối loạn nhịp tim ác tính, huyết khối tắc mạch và rối loạn chức năng thất trái. Bệnh có thể biểu hiện suốt cuộc đời với rối loạn chức năng tâm thu thất trái tiến triển.

Triệu chứng cơ tim xốp

Những dấu hiệu và triệu chứng của cơ tim xốp

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cơ tim xốp có thể rất khác nhau. Một số người gặp phải tình trạng đe dọa tính mạng từ khi mới sinh, trong khi một số khác có thể mắc bệnh cả đời mà không có bất cứ dấu hiệu nào.

Bệnh cơ tim xốp làm suy giảm khả năng bơm máu của tim, có thể biểu hiện bằng các dấu hiệu sau:

  • Khó thở;
  • Mệt mỏi;
  • Giảm khả năng gắng sức, không dung nạp với tập thể dục;
  • Phù chân.

Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim, biểu hiện bằng việc tim đập nhanh hoặc không đều, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực.

Cơ tim xốp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Hồi hộp trống ngực có thể là một dấu hiệu của bệnh cơ tim xốp

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cơ tim xốp

Mặc dù một số người bệnh có thể không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh cơ tim xốp. Tuy nhiên, bệnh cơ tim xốp có thể dẫn đến các tình trạng như suy tim, rối loạn nhịp thất nguy hiểm, huyết khối dẫn đến nhồi máu não và nhiễm trùng huyết.

Biến chứng phổ biến nhất của bệnh cơ tim xốp khiến người bệnh phải nhập viện là suy tim. Tỷ lệ tử vong là 21% chủ yếu do suy tim và nhiễm khuẩn huyết.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi gặp bất cứ dấu hiệu nào như khó thở, mệt mỏi, phù, hồi hộp đánh trống ngực. Hoặc nếu đã có chẩn đoán bệnh cơ tim xốp, bạn cần đến gặp bác sĩ tim mạch đúng hẹn thường xuyên để kiểm tra tình trạng sức khỏe tim mạch của mình. Từ đó, có thể giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh.

Nguyên nhân cơ tim xốp

Nguyên nhân dẫn đến cơ tim xốp

Mặc dù hiện nay nguyên nhân chính xác của bệnh cơ tim xốp vẫn chưa được biết, nhưng người ta cho rằng, bệnh này là do rối loạn trong quá trình phát triển cơ tim ở thời kỳ bào thai. Nó có thể phát triển do đột biến điểm trong chuỗi nặng beta-myosin. Các biến thể trong gen MYH7MYBPC3 được ước tính là nguyên nhân gây ra tới 30% trường hợp bệnh cơ tim xốp, mỗi biến thể ở các gen khác nhau chịu trách nhiệm cho một tỷ lệ nhỏ các trường hợp.

Một vài nghiên cứu khác nhau cho thấy bệnh cơ tim xốp có liên quan đến rối loạn di truyền gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Bệnh cơ tim xốp có thể liên quan đến đột biến ở một số gen như ZASP, dystrobrevin và tafazzin. Bệnh cũng được biết đến là một phần của nhiều hội chứng khác nhau như hội chứng Barth, Noonan, Toriello Carey.

Cơ tim xốp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Bệnh cơ tim xốp có thể phát triển do một số đột biến gen
Chia sẻ:

Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn!

Càng lớn tuổi khả năng mắc phải bệnh tim mạch càng tăng cao. Hãy kiểm tra ngay qua 15 câu hỏi sau nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch 10 năm tới của Quý khách để có hướng phòng ngừa phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh cơ tim xốp

Tôi bị bệnh cơ tim xốp thì có nên vận động mạnh không?

Nếu mắc bệnh cơ tim xốp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh các hoạt động gắng sức, vì điều ngày có thể dẫn đến thay đổi nhịp tim một cách đột ngột dẫn đến nguy hiểm cho bạn.

Tôi có cần tái khám để theo dõi tình trạng bệnh cơ tim xốp không?

Bệnh cơ tim xốp có thể dẫn đến các biến chứng gì?

Tiên lượng của bệnh cơ tim xốp là như thế nào?

Có cách nào để điều trị khỏi bệnh cơ tim xốp không?

Hỏi đáp (0 bình luận)