Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu? Nhận biết những nguyên nhân và triệu chứng phổ biến

Ngày 27/08/2023
Kích thước chữ

Liệu bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu? Đây là những lo lắng của người bệnh khi phát hiện ra mình đang bị mắc cơ tim giãn bởi bệnh lý này thường không có biểu hiện rõ ràng. Để giải đáp thắc mắc này và giúp người đọc có thể nhận biết phát hiện sớm cơ tim giãn, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu!

Bệnh giãn cơ tim xuất hiện không chỉ ở người già mà ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Điều nguy hiểm của căn bệnh này là triệu chứng thường không rõ ràng hoặc có nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Vậy nếu phát hiện thì bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu? Làm thế nào để nhận biết được sớm và điều trị căn bệnh này?

Bệnh cơ tim giãn là gì?

Bệnh cơ tim giãn nở hay còn gọi là cơ tim giãn, là bệnh liên quan đến tâm thất và tâm nhĩ. Thường thì bệnh tái phát ở buồng bơm máy chính của tim hay chính là ở tâm thất trái. Tâm thất trái giãn to và yếu đi làm khả năng bơm máu của tim bị yếu theo.

Khi mắc tình trạng này, các buồng tim căng do đó cần chứa nhiều máu hơn để co bóp, máu được chuyển vào khoang tim nhiều hơn thì mới đủ bơm khắp cơ thể. Các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng như thận phản ứng lại bằng cách tăng giữ lại nước và muối natri bên trong cơ thể. Điều này sẽ gây ra tình trạng gan to, khó thở, bị phù chân hay nguy hiểm hơn là suy tim. Ngoài ra, khi cơ tim giãn có thể gây ra sung huyết, đây là tình trạng nước hay dịch bị tích tụ ở gan, bàn chân, mắt cá chân, phổi cũng như các cơ quan khác.

Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu? Nhận biết những nguyên nhân và triệu chứng phổ biến 1
Bệnh cơ tim giãn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim

Nguyên nhân của bệnh cơ tim giãn

Những nguyên nhân chủ yếu của bệnh cơ tim giãn bao gồm:

  • Phổ biến nhất là do di truyền, khoảng 20% các trường hợp mắc bệnh là do di truyền.
  • Lạm dụng chất kích thích ở đây điển hình là lạm dụng rượu bia: Uống rượu trong thời gian dài không chỉ gây ảnh hướng đến tim mạch mà các bộ phận khác như gan, thận cũng bị ảnh hưởng. Rượu gây bệnh cơ tim giãn theo cơ chế như sau: Gây ức chế tổng hợp protein, quá trình phosphoryl hóa oxy hóa bị ức chế, gốc tự do bị tổn thương, este axit béo bị tích nhiều, tiếp theo cấu trúc màng tế bào của tế bào tìm bị phá vỡ, làm co thắt mạch vành... Những biểu hiện này diễn ra âm thầm và đến khi người bệnh phát hiện ra thì bệnh đã trở nặng.
  • Lạm dụng chất ma túy.
  • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh.
  • Ảnh hưởng trong quá trình sử dụng thuốc hóa trị trị liệu ung thư.
  • Động mạch vành bị tắc nghẽn lưu thông máu và oxi. Thời gian dài hoạt động co thắt của tim bị ảnh hưởng, máu từ tâm thất trái không được lưu thông ra ngoài có xu hướng đọng lại ở bên trong, dẫn đến sự giãn nở của tâm thất trái.
  • Có thể xảy ra ở phụ nữ đang mang thai hay còn gọi là bệnh cơ tim chu sinh.

Trên đây là một vài nguyên nhân của bệnh cơ tim giãn, ngoài ra còn có một số trường hợp mắc bệnh không xác định được nguyên nhân hay có tên khoa học là tình trạng cơ tim giãn vô căn.

Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu? Nhận biết những nguyên nhân và triệu chứng phổ biến 2
Lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân gây nên giãn cơ tim

Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu?

Bệnh cơ tim giãn có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu? Có lẽ đây là thắc mắc của bất cứ ai khi mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch như cơ tim giãn. Bởi lẽ đã từ lâu những bệnh tim mạch thường rất khó điều trị, thường là phải điều trị bằng dao kéo (phẫu thuật) cũng như khả năng tử vong do bệnh tim khá cao.

Tỷ lệ sống sót của những bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở năm đầu tiên vào khoảng 80%. Tỷ lệ này giảm 10% sau mỗi năm và trung bình tỷ lệ sống sót sau 5 năm sẽ rơi vào khoảng 50%. Tuy nhiên điều này sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý khi mới phát hiện cũng như phương pháp điều trị ra sao. 

Ngoài ra, đối với 40 - 50% bệnh nhân có khả năng sống sót sẽ dễ gặp phải tình trạng đột tử do rối loạn nhịp tim hoặc bị tắc mạch máu do huyết khối. Vì vậy khi giải đáp thắc mắc về "Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu?" các chuyên gia cho rằng điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh nhân lúc được phát hiện và sự can thiệp điều trị đúng cách.

Theo một nghiên cứu được báo cáo thì bệnh nhân mắc cơ tim giãn được điều trị bằng cấy ghép tim có khả năng sống là 91% sau thời gian 1 năm, 80% sau 5 năm và tỷ lệ này giảm xuống còn 50% sau 20 năm.

Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu? Nhận biết những nguyên nhân và triệu chứng phổ biến 3
Liệu bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu?

Những triệu chứng của bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim giãn thường không có biểu hiện cụ thể nhất là trong giai đoạn đầu. Sau khoảng thời gian bệnh tiến triển, các triệu chứng của bệnh giống như của bệnh suy tim sẽ xuất hiện. Điểm hình như những biểu hiện dưới đây:

  • Khó thở, hụt hơi, tim co thắt khi hoạt động mạnh;
  • Chân sưng phù, tăng cân không rõ lý do;
  • Cao huyết áp;
  • Nhịp tim không đều;
  • Hay chóng mặt, khó thở;
  • Hồi hộp, đánh trống ngực;
  • Mệt mỏi, học tập mấy môn thể dục khó khăn, hoặc khi thực hiện những hoạt động bình thường.

Các triệu chứng của cơ tim giãn thường không rõ ràng, điều này khiến người bệnh chủ quan và chỉ tìm đến bác sĩ khi bệnh đã tiến triển năng hơn. Vì thế, ngay khi phát hiện được những triệu chứng bất thường liên quan cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Biến chứng thường gặp của bệnh cơ tim giãn

Những căn bệnh về tim hay cụ thể là bệnh cơ tim giãn nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng như sau:

  • Hở van tim: Van tim bị kéo căng, khiến van bị rò rỉ. Biến chứng này gây áp lực lên tim vốn đã không khỏe mạnh, khi gặp điều này thường phải mổ gấp không sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề hơn.
  • Loạn nhịp tim: Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh hoạt của người bệnh gây khó khăn, mệt mỏi. Loạn nhịp tim làm giảm khả năng cung cấp máu cho cơ thể, nhịp tim bất thường nhiều khả năng ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Suy tim: Hậu quả cuối cùng do biến chứng của bệnh và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
  • Hình thành máu đông: Do máu chảy chậm và hoạt động bơm máu của cơ tim bị suy yếu. Điều này có thể làm xuất hiện những cục máu đông trong tim gây ảnh hưởng nặng nề đến chu trình vận chuyển máu của tim. Nếu những cục máu đông vỡ ra, di chuyển và lưu trú trong máu hoặc phổi sẽ có thể làm tắc nghẽn đường chuyển máu. Trường hợp không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ có khả năng dẫn đến tử vong rất cao.
  • Dừng tim đột ngột: Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm và hoàn toàn có khả năng xảy ra ở 2% bệnh nhân mắc cơ tim giãn.
Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu? Nhận biết những nguyên nhân và triệu chứng phổ biến 4
Loạn nhịp tim là một trong những biến chứng của bệnh cơ tim giãn

Phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn

Các phương pháp điều trị chủ yếu bệnh cơ tim giãn:

  • Dùng thuốc: Dùng những thuốc cải thiện chức năng tim, ngăn ngừa triệu chứng của bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc điều trị khác nhau. Không được tự ý mua thuốc mà phải được sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ.
  • Đặt thiết bị cấy ghép: Hai loại thiết bị thường được cấy ghép là thiết bị tái đồng bộ tim (CRT) và máy khử rung tim cấy ghép (ICD). Mỗi thiết bị phù hợp với tình trạng bệnh nhân khác nhau.
  • Phẫu thuật: Nếu những phương pháp dùng thuốc và đặt máy không đạt hiệu quả thì bác sĩ sẽ tình đến những phương án phẫu thuật khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
  • Thay đổi lối sống: Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thể thao góp phần cải thiện tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và giảm phần trăm tử vong cao. Việc duy trì lối sống lành mạnh từ sớm như hạn chế rượu bia, ăn trái cây, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng... Giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch cũng như những căn bệnh khác.

Như vậy, bài viết trên Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về "Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu?" và một số những vấn đề liên quan. Hãy luôn để ý đến những bất thường trên cơ thể mình và thăm khám sức khỏe định kỳ bạn nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin