Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh cơ tim giãn nở là một trong những bệnh lý về tim mạch phổ biến nhất. Người mắc bệnh giãn cơ tim sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó thở khi gắng sức, thậm chí khi làm những việc thông thường như vệ sinh cá nhân hoặc nghỉ ngơi.
Bệnh cơ tim giãn là một bệnh tim mạch nguy hiểm và có tiên lượng xấu. Đây chính là nguyên nhân phổ biến đứng thứ 3 dẫn đến suy tim nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh thường không điển hình và dễ bị bỏ qua là điều đáng lo ngại. Chính vì thế, nhiều trường hợp bệnh được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn và cơ hội điều trị khỏi không cao.
Bệnh cơ tim giãn hay còn gọi là bệnh giãn cơ tim, là một hội chứng giãn thất trái kèm theo sự gia tăng khối lượng tâm thất trái là chủ yếu với tình trạng rối loạn chức năng tâm trương hay tâm thu mà không có tổn thương nguyên phát van tim, màng ngoài tim hoặc thiếu máu cơ tim.
Bệnh giãn cơ tim thường bắt đầu khởi phát từ tâm thất trái là buồng bơm chính của tim. Tâm thất trái giãn nở ra, sau đó là to toàn bộ các buồng tim còn lại. Lúc này, cơ tim không thể co bóp một cách bình thường và cũng không thể bơm máu tốt như trái tim khỏe mạnh.
Bệnh cơ tim giãn có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác của hệ tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh van tim và hình thành cục máu đông trong tim do tình trạng ứ trệ trong buồng thất.
Trong nhiều trường hợp, không xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim giãn. Song, nguyên nhân gây ra bệnh giãn cơ tim có thể chia thành các nhóm yếu tố như sau:
Yếu tố di truyền chiếm khoảng 25 - 50% các trường hợp của bệnh cơ tim giãn. Theo các cứu đã ghi nhận rằng bệnh cơ tim giãn có tính chất di truyền trong gia đình. Những người bị bệnh cơ tim giãn do di truyền từ cha mẹ thường có alen HLA - DR4 và HLA - DQA1 0501 được báo cáo với tỷ lệ cao.
Một số bệnh lý đã mắc trước đó, bao gồm:
Một số yếu tố độc hại cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim giãn như:
Theo một vài nghiên cứu được thực hiện trên động vật cho thấy, bệnh cơ tim giãn là một bệnh lý tự miễn. Ước tính có đến khoảng 30 - 40% người lớn mắc phải bệnh giãn cơ tim có thể trạng đặc biệt cùng với bệnh lý tự kháng thể đặc biệt. Sự thiếu hụt kháng thể ở những đối tượng này có liên quan đến giai đoạn tiến triển của bệnh.
Bên cạnh những nguyên nhân được nêu trên, bệnh cơ tim giãn có thể xảy ra trong các trường hợp như:
Ngoài ra, bệnh cơ tim giãn có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, trong đó các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giãn cơ tim cao thuộc các nhóm sau:
Bệnh cơ tim giãn nở thường khởi phát một cách âm thầm. Giai đoạn đầu, bệnh có thể không gây ra triệu chứng đủ lớn để tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân giãn cơ tim vẫn xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ ràng. Người mắc bệnh giãn cơ tim thường có các dấu hiệu và triệu chứng của loạn nhịp hoặc suy tim, cụ thể là:
Việc điều trị bệnh giãn cơ tim sẽ tuân theo nguyên tắc từ mức độ nhẹ đến nặng. Tuỳ theo mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng một hoặc phối hợp các phương pháp điều trị với nhau, cụ thể là:
Điều trị cơ tim giãn bằng thuốc có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, thậm chí còn giúp cải thiện tình trạng tim mạch trong một số trường hợp. Các nhóm thuốc thường được chỉ định điều trị bao gồm:
Khi tình trạng giãn cơ tim tiến triển nặng hơn và không đáp ứng với thuốc điều trị, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật:
Người mắc bệnh cơ tim giãn nói riêng và bệnh lý tim mạch nói chung nên tiêu thụ những loại thực phẩm sau:
Bên cạnh đó, người mắc bệnh cơ tim giãn cũng cần hạn chế ăn các loại thực phẩm sau:
Ngoài ra, người bệnh cũng cần có một chế độ sinh hoạt phù hợp như:
Tóm lại, bệnh cơ tim giãn thường biểu hiện không rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh nên thường bị bỏ qua. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng. Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh giãn cơ tim như điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật thay tim, đặt máy tạo nhịp, cấy ghép tế bào…
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.