Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh cơ tim giãn thường xuất hiện trong phạm vi độ tuổi từ 20 - 60, tuy nhiên, trẻ em vẫn có nguy cơ mắc bệnh lý này. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây suy tim nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy cách điều trị bệnh cơ tim giãn ở trẻ em là gì?
Bệnh giãn cơ tim ở trẻ em là một bệnh nguy hiểm và khó điều trị. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh cơ tim giãn ở trẻ em là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh lý tim mạch này qua bài viết sau đây.
Bệnh cơ tim giãn là một bệnh lý tim mạch liên quan đến sự bất thường về kích thước của các buồng tim, đặc biệt là sự giãn nở của chúng. Tình trạng này thường xuất phát từ tâm thất trái, khiến nó trở nên phì đại, giãn rộng và yếu dần. Khi tâm thất trái bị giãn nhẹ, các buồng tim khác sẽ tự giãn nở để cung cấp nhiều máu hơn cho cơ thể. Tuy nhiên, sau một thời gian, tất cả các buồng tim đều bị suy yếu và giãn rộng. Từ đó, cơ tim trở nên yếu hơn và không thể co bóp mạnh để bơm máu như trước.
Mặc dù bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi nhóm tuổi nhưng bệnh phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 - 60. Tuy nhiên, hiện nay, đã ghi nhận bệnh giãn cơ tim ở trẻ em.
Bệnh giãn cơ tim ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra như:
Trong giai đoạn ban đầu của bệnh cơ tim giãn nở, có thể không có triệu chứng nào xuất hiện. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ trải qua các dấu hiệu tương tự như những biểu hiện của bệnh suy tim, bao gồm:
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp hình ảnh như siêu âm, MRI… để kiểm tra cấu trúc và chức năng của trái tim. Dưới đây là một số xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán bệnh giãn cơ tim ở trẻ em:
Ngoài các phương pháp trên, trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện sinh thiết cơ tim. Tức là lấy mẫu mô nhỏ từ trái tim của người bệnh để kiểm tra dưới kính hiển vi và xác định nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh cơ tim giãn là một tình trạng nguy hiểm và thường có tiên lượng không tốt. Sự giãn nở, suy giảm chức năng của tim dễ dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim… Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh cơ tim giãn ở trẻ em:
Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh và giúp cải thiện khả năng bơm máu của tim. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp giảm các triệu chứng không mong muốn và ngăn ngừa các vấn đề phát triển từ bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bệnh nhân có thể cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau như:
Trong một số trường hợp bệnh cơ tim giãn ở trẻ em, bác sĩ có thể quyết định tiến hành thủ thuật cấy ghép để cải thiện triệu chứng. Có hai loại thiết bị thường được sử dụng trong thủ thuật cấy ghép:
Thiết bị tái đồng bộ tim (CRT)
Được sử dụng đối với các bệnh nhân suy tim tiến triển, máy tạo nhịp giúp cả hai tâm thất phải và trái hoạt động đồng bộ hơn. Điều này không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn tăng khả năng vận động của người bệnh. Đối với những người mắc bệnh rối loạn nhịp tim chậm hoặc bị block tim, thiết bị CRT cũng giúp duy trì một nhịp tim bình thường.
Máy khử rung tim cấy ghép (ICD)
ICD thường được đề xuất cho những người có nguy cơ bị loạn nhịp thất. Nhiệm vụ của máy là liên tục theo dõi nhịp tim. Khi phát hiện một nhịp tim quá nhanh hoặc bất thường (như nhanh thất hoặc rung thất), nó sẽ cung cấp một dòng điện để giúp tim trở lại nhịp bình thường. Trong nhiều trường hợp, cả hai loại máy cấy ghép trên có thể được kết hợp trong cùng một thiết bị, được gọi là CRT-D.
Khi tất cả các biện pháp trên không đạt được kết quả mong muốn trong việc điều trị bệnh, bác sĩ sẽ xem xét lựa chọn phẫu thuật. Các phương án phẫu thuật bao gồm:
Ngoài các cách điều trị trên, trẻ em khi mắc bệnh cũng cần lưu ý:
Bệnh cơ tim giãn ở trẻ em là một bệnh hiếm gặp nhưng mang hậu quả rất nguy hiểm cho người bệnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh lý này cho quý độc giả. Hãy theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều kiến thức về sức khỏe tim mạch nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.