Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tiêu hóa/
  4. Đau Dạ Dày

Đau dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý

Thạc sĩ - Bác sĩMai Đại Đức Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Dinh dưỡng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài ra, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Đau dạ dày là một vấn đề phổ biến ở đường tiêu hóa, liên quan đến chế độ ăn hàng ngày. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách ăn uống khoa học và có lối sống lành mạnh. Theo cấu tạo của cơ thể người, dạ dày là một bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa, đảm nhận nhiệm vụ thấm dịch vị lên thức ăn và nghiền nát cơ học đồng thời phân hủy chúng. Sau quá trình này, thức ăn sẽ tiếp tục được tiêu hóa và chuyển hóa ở ruột non một cách dễ dàng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng bao tử bị tổn thương hoặc rối loạn vận động và tăng tiết axit dịch vị. Bệnh gây ra các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức ở vùng thượng vị. Cảm giác khó chịu thường ngắn, nhưng nếu cơn đau kéo dài và dữ dội, có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Đau dạ dày có thể là triệu chứng của bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, ung thư dạ dày,... Đau thượng vị là vị trí thường gặp trong đau dạ dày.

Triệu chứng đau dạ dày

Những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là một bệnh nguy hiểm nhưng có thể được nhận biết dễ dàng qua các triệu chứng dưới đây:

  • Đau bụng vùng thượng vị: Đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất. Người bệnh thường bị đau rát vùng thượng vị, đôi khi tức ngực. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với 1 số bệnh lý khác tại vùng tương ứng. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể đau vùng giữa bụng hoặc bên trái.
  • Buồn nôn: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương thì dạ dày sẽ bị kích thích, bệnh nhân luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu.
  • Ợ chua: Một số nguyên nhân làm dạ dày tăng tiết dịch sẽ làm mất cân bằng pH dạ dày, dẫn đến chứng trào ngược thực quản gây nên ợ chua.
  • Chán ăn: Khi dạ dày không hoàn thành nhiệm vụ của mình, người bệnh sẽ không có cảm giác đói. Điều đó dẫn đến người bệnh cảm thấy chán ăn và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, lâu dần gây suy nhược cơ thể.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Các trường hợp viêm loét dạ dày nặng sẽ gây xuất huyết dạ dày. Biểu hiện là nôn ra máu tươi, phân màu cà phê,… Đây là một dấu hiệu cảnh báo sự nghiêm trọng của chứng đau dạ dày mà bạn không nên xem thường.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đau dạ dày

Nếu không được xử lý kịp thời ở giai đoạn cấp tính thì bệnh lý dạ dày sẽ chuyển thành mãn tính dai dẳng. Hơn nữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính còn gây ra những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

Xuất huyết tiêu hóa (chảy máu đường tiêu hóa)

Xuất huyết tiêu hoá là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào ống tiêu hoá, biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu đi ngoài ra máu. Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh tình trạng mất máu quá nhiều gây tử vong.

Thủng dạ dày – tá tràng

Xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, dữ dội vùng thượng vị như dao đâm, thường có nôn ói và bụng cứng như gỗ.

Tắc nghẽn dạ dày

Sự tắc nghẽn có thể do sẹo, co thắt, hoặc viêm do loét. Các triệu chứng bao gồm nôn nhiều và tái phát nhiều lần, xảy ra thường xuyên hơn vào cuối ngày và thường là 6 giờ sau bữa ăn cuối cùng. Chán ăn kèm theo đầy bụng hoặc chướng bụng kéo dài sau khi ăn cũng hướng tới bệnh Nôn kéo dài có thể gây giảm cân, mất nước, và kiềm hóa.

Nếu bệnh nhân có tiền sử gợi ý tắc nghẽn, khám thực thể, hút dạ dày hoặc chụp Xquang có thể phát hiện dạ dày còn tồn dịch. Nghe tiếng óc ách bụng > 6 giờ sau bữa ăn hoặc hút dạ dày thấy dịch hoặc thức ăn > 200mL sau một đêm gợi ý tồn dư dịch dạ dày. Nếu hút dạ dày nghi ngờ có tồn dư dịch, dạ dày nên được làm trống và tiến hành nội soi hoặc chụp X quang để xác định vị trí, nguyên nhân và mức độ tắc nghẽn.

Hẹp môn vị

Lúc đầu ăn chậm tiêu, đầy bụng, nặng bụng, ợ nước chua nhất là về buổi chiều; tiếp theo bệnh nhân bị nôn ói sau ăn ngày càng nhiều hơn.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính của tổn thương dạ dày, nguyên nhân chưa rõ ràng, tiến triển nhanh, chẩn đoán sớm khó khăn, tiên lượng nặng, chưa có phương pháp giải quyết đặc hiệu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có các triệu chứng điển hình của chứng đau và viêm loét dạ dày, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị sớm. Việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Nguyên nhân đau dạ dày

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori): Đây là loại vi khuẩn có khả năng sinh sống tại vùng niêm mạc dạ dày, chống chịu với môi trường axit đậm đặc tại đây.
  • Ăn uống không điều độ: Bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, có thói quen ăn đêm.
  • Ăn quá nhiều đồ ăn cay, nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Nghiện rượu, bia, cà phê.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa chất phá hủy niêm mạc dạ dày.
  • Căng thẳng, áp lực: Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, hoạt động tiêu hóa không được ưu tiên từ đó dẫn tới tiêu hóa kém, thức ăn ứ đọng lâu dần gây bệnh.
  • Bệnh lý trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính cũng có thể gây đau dạ dày.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.

Viêm dạ dày tự miễn. Đây là một rối loạn tự miễn khi cơ thể tự tạo ra kháng thể để tấn công chính các tế bào niêm mạc khỏe mạnh ở dạ dày. Phản ứng tự miễn này có thể làm suy yếu hàng rào bảo vệ dạ dày. Rối loạn có khi liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12. Một số rối loạn tự miễn khác cũng có thể tăng nguy cơ bị viêm dạ dày là bệnh Hashimoto và đái tháo đường tuýp 1.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo