Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin

Đau nửa đầu thường là cơn đau vừa phải hoặc dữ dội với cảm giác đau nhói ở một bên đầu. Đau nửa đầu là tình trạng bệnh khá phổ biến với tỷ lệ hiện mắc hàng năm là 18% phụ nữ và 6% nam giới, hay gặp nhất ở độ tuổi 25 – 55.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đau nửa đầu

Đau nửa đầu (Migraine) là hội chứng đau thần kinh mạch máu với sự thay đổi quá trình xử lý thông tin của các neuron thần kinh trung ương (kích hoạt các nhân của thân não, tăng khả năng kích thích của vỏ não và ức chế vỏ não lan tỏa) và sự tham gia của hệ thống thần kinh mạch máu (kích hoạt sự giải phóng neuropeptide, gây viêm đau trong các mạch nội sọ và màng cứng).

Đau nửa đầu đặc trưng bởi các cơn đau đầu một bên có tính chất mạch đập, tăng lên khi hoạt động thể chất và thường đi kèm với triệu chứng sợ ánh sáng, sợ tiếng động, buồn nôn, nôn và thường xuyên có triệu chứng dị cảm vùng da đầu.

Triệu chứng đau nửa đầu

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau nửa đầu

Một số triệu chứng đau nửa đầu có thể bao gồm:

Triệu chứng tiền triệu (cảm giác thấy chứng đau nửa đầu chuẩn bị bắt đầu) bao gồm thay đổi khí sắc, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn.

Triệu chứng vùng hào quang (aura) có thể xuất hiện ở một số đối tượng trước các cơn đau. Aura là những bệnh lý thần kinh tạm thời có thể ảnh hưởng đến cảm giác, thăng bằng, sự phối hợp cơ, nói hoặc thị lực; kéo dài phút cho tới một giờ. Aura liên quan tới các triệu chứng thị giác (rối loạn thị giác - ví dụ: Ánh sáng lấp lóe hai mắt, các quầng sáng hồ quang, các đường zigzags sáng, ám điểm trung tâm). Di cảm và tê bì (thường bắt đầu ở một tay và lan đến mặt và cánh tay cùng bên), rối loạn ngôn ngữ và rối loạn chức năng thân não thoáng qua (gây ra chứng mất ngủ, nhầm lẫn, thậm chí là lú lẫn) ít gặp hơn so với aura thị giác. Một số bệnh nhân có aura kèm theo đau đầu ít hoặc không đau đầu.

Đau đầu thay đổi từ trung bình đến nặng, và các cơn kéo dài từ 4 giờ đến vài ngày, thường đỡ đau khi ngủ. Đau thường một bên nhưng có thể hai bên, thường gặp nhất ở vùng trán thái dương và thường được mô tả đau kiểu mạch đập hoặc đau nhói.

Các triệu chứng khác như buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động và sợ mùi khó chịu. Bệnh nhân kể khó tập trung trong các cơn đau.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu có thể sẽ gặp các biến chứng sau đây:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ đột ngột xuất hiện khi nguồn cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn bởi cục bộ máu đông hoặc chất béo trong mạch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người trải qua nửa đầu đau đớn có nguy cơ bị mất máu cục bộ ở một điểm nào đó cao gấp đôi so với những người khác người không bị đau nửa đầu.

Chứng đau nửa đầu có nguy cơ gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần như: Phiền muộn, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu.

Tìm hiểu thêm: Các vị trí đau đầu nguy hiểm cần đặc biệt chú ý

Đau nửa đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 1
Đau nửa đầu đặc trưng bởi các cơn đau đầu một bên

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ đa khoa nếu bạn có các chứng đau nửa đầu thường xuyên (hơn 5 ngày một tháng) hoặc nghiêm trọng. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Đau nửa đầu khám ở đâu và nên khám ở chuyên khoa nào?

Nguyên nhân đau nửa đầu

Nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu bao gồm:

Hiện tượng ức chế lan tỏa trên vỏ não khiến hoạt động thần kinh bị ức chế trên vùng vỏ não. Hiện tượng này làm giải phóng các yếu tố gây viêm dẫn đến việc kích thích gốc các dây thần kinh sọ, nhất là dây thần kinh sinh ba, là dây thần kinh truyền đạt các thông tin về cảm giác ở mặt và phần lớn đầu.

Cơn đau bắt đầu khi mạch máu trong não co và dãn không thích hợp. Điều này có thể bắt đầu từ thùy chẩm, nằm phía đằng sau ở não, khi các động mạch co thắt. Dòng máu chảy bị thiếu hụt ở thùy chẩm gây ra tiền triệu ở một số bệnh nhân bởi vì vùng thị giác nằm ở thùy chẩm.

Serotonin là một chất truyền đạt thần kinh, giúp kiểm soát tính khí, cảm nhận đau, hành vi tình dục, giấc ngủ, cũng như sự co giãn mạch máu. Nồng độ serotonin thấp trong não có thể dẫn đến quá trình co giãn mạch máu và kích hoạt cơn đau nửa đầu.

Khi một số dây thần kinh nhất định hoặc một vùng trên thân não bị kích thích, cơn đau bắt đầu. Đáp ứng lại sự kích thích, cơ thể giải phóng các hóa chất gây viêm mạch máu. Các hóa chất đó tiếp tục gây kích thích thêm các dây thần kinh và mạch máu và gây ra đau. Hoạt chất P là một trong những hoạt chất được giải phóng khi bị kích thích lúc đầu. Cảm giác đau tăng lên khi hoạt chất P giúp chuyển dấu hiệu đau lên não.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây đau đầu nửa sau và cách cải thiện

Đau nửa đầu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 2
Phụ nữ có nguy cơ đau nửa đầu cao
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh đau nửa đầu

Đau nửa đầu có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng không?

Đau nửa đầu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu đau nửa đầu đi kèm với các triệu chứng dưới đây sẽ là dấu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn kịp thời:

  • Có triệu chứng toàn thân (sốt, sụt cân).
  • Dấu hiệu thần kinh bất thường (yếu liệt, khó nói, lú lẫn).
  • Khởi phát đột ngột, cơn đau cường độ mạnh như "sét đánh".
  • Khởi phát đau nửa đầu sau 50 tuổi.
  • Thay đổi tính chất đau hoặc đau đầu tiến triển nặng hơn.

Thường xuyên bị đau nửa đầu kèm theo sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng là bệnh gì?

Căng thẳng công việc có thể gây đau nửa đầu không?

Ngoài dùng thuốc, còn những phương pháp nào giúp điều trị đau nửa đầu?

Đau nửa đầu cần tránh ăn loại thực phẩm nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)