Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Não úng thủy

Não úng thủy là gì? Phòng ngừa và điều trị ra sao?

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin

Não úng thủy là một rối loạn thần kinh gây ra bởi sự tích tụ bất thường của dịch não tủy ở não thất. Việc này làm cho não thất bị giãn rộng gây áp lực lên các mô não. Bệnh có thể xuất hiện trong hoặc ngay sau khi sinh, hoặc có thể xảy ra do chấn thương. Sự tích tụ quá nhiều dịch não tủy có thể gây tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Do đó cần phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa tổn thương não không hồi phục.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung não úng thủy

Não úng thủy là gì?

Dịch não tủy là một chất lỏng trong suốt di chuyển trong các khoang của não thất và tủy sống. Chúng giúp não lơ lửng trong hộp sọ, có nhiệm vụ bảo vệ não và tủy sống khỏi các tác động bên ngoài, như một tấm đệm làm giảm áp lực tác động do va chạm hoặc chấn thương. Chúng cũng giúp vận chuyển các chất độc hại ra khỏi hệ thần kinh trung ương. Cơ thể sản xuất dịch não tủy mỗi ngày và hấp thu cùng một lượng dịch đó.

Não úng thủy là bệnh lý xảy ra khi có dịch não tủy tích tụ trong hộp sọ và gây phù não. Trong bệnh não úng thủy, dịch não tủy đang tích tụ quá nhiều trong não thất gây tăng áp lực lên các vùng khác của não.

Điều này có thể gây tổn thương não, dẫn đến suy giảm phát triển, thể chất và trí tuệ. Do đó, não úng thủy cần được điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng.

Triệu chứng não úng thủy

Những dấu hiệu và triệu chứng của não úng thủy

Não úng thủy có thể gây tổn thương não không hồi phục, vì vậy cần nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh để có thể được điều trị kịp thời. Tùy vào mỗi người bệnh và độ tuổi mà biểu hiện triệu chứng sẽ khác nhau

Trẻ sơ sinh

Dấu hiệu sớm của bệnh não úng thủy trên trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Thóp phồng: Do thóp ở vùng não của trẻ chưa được lấp kín.
  • Vòng đầu tăng nhanh hơn bình thường: Trung bình mỗi tháng vòng đầu của trẻ sẽ to ra khoảng 1cm, nếu như vòng đầu to ra 2 đến 3 cm thì có thể trẻ đã bị não úng thủy.
  • Mắt thường nhìn xuống.
  • Co giật, dễ giật mình dù với âm thanh nhỏ.
  • Thường xuyên quấy khóc.
  • Chán ăn và nôn mửa.
  • Ngủ quá nhiều.
  • Trẻ bú kém, hay bị sặc sữa.
  • Trương lực cơ và sức cơ yếu.
Não úng thủy là gì? Phòng ngừa và điều trị ra sao? 5
Trẻ thường xuyên quấy khóc là một triệu chứng của bệnh não úng thủy

Trẻ mới biết đi và trẻ lớn

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trên trẻ mới biết đi và trẻ lớn:

  • Những tiếng khóc ngắn và the thé;
  • Thay đổi tính cách, hay cáu gắt;
  • Thay đổi cấu trúc khuôn mặt, vòng đầu to hơn bình thường;
  • Mắt lác;
  • Đau đầu, nhất là buổi sáng;
  • Động kinh, co giật cơ;
  • Tăng trưởng và phát triển chậm;
  • Chán ăn, buồn nôn và nôn;
  • Thường xuyên buồn ngủ;
  • Giảm khả năng phối hợp khi vận động, thay đổi dáng đi;
  • Giảm khả năng kiểm soát đi tiểu;
  • Khó khăn trong việc giữ tỉnh táo hoặc khi thức dậy;
  • Giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến học tập và công việc.

Thanh niên và người lớn tuổi

Dấu hiệu não úng thủy ở thanh niên và người lớn tuổi là:

  • Đau đầu dai dẳng, mạn tính;
  • Mất khả năng phối hợp vận động, đi lại khó khăn, dáng đi bất thường;
  • Không kiểm soát được việc đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, rối loạn đại tiểu tiện;
  • Tổn thương thị lực như nhìn mờ, nhìn đôi;
  • Suy giảm trí nhớ;
  • Sa sút trí tuệ;
  • Giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến học tập và công việc.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh não úng thủy

Trẻ khi bị não úng thủy không được điều trị sớm thì dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy tìm kiếm hỗ trợ của y tế ngay lập tức nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên. Chẩn đoán và điều trị sớm não úng thủy giúp bảo tồn chức năng của não và hạn chế biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Một số dấu hiệu khác cần chú ý:

  • Khó thức dậy hoặc tỉnh táo, cần chú ý xem có phải là hôn mê hay không;
  • Sốt cao;
  • Tĩnh mạch da đầu nổi rõ ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân não úng thủy

Nguyên nhân dẫn đến não úng thủy

Não úng thủy xảy ra khi dịch não tích tụ quá nhiều trong não thất làm tăng áp lực trong não. Trong một số trường hợp, lượng dịch não tủy sẽ tăng lên dẫn đến bệnh não úng thủy.

  • Tắc nghẽn khiến dịch não tủy không thể lưu thông: Khối u, dị tật bẩm sinh, chấn thương hoặc nhồi máu não.
  • Mạch máu giảm hấp thu dịch dư thừa: Viêm, chấn thương hoặc nhiễm trùng như viêm màng não do vi khuẩn khiến não không hấp thu dịch não tủy.
  • Não tạo ra quá nhiều dịch dư thừa: Nhiễm trùng như viêm màng não làm cơ thể tạo ra nhiều dịch não tủy hơn bình thường.

Việc dư thừa quá nhiều dịch khiến não bạn phải chịu nhiều áp lực hơn, xuất hiện tình trạng phù não, dẫn đến tổn thương mô não. Từ đó gây ra bất thường về chức năng và nhận thức của người bệnh.

Bẩm sinh

Bệnh não úng thủy có thể xuất hiện trước khi trẻ chào đời.

  • Bất thường khi sinh như cột sống không đóng lại khi sinh, nứt đốt sống;
  • Bất thường di truyền;
  • Nhiễm trùng trong thai kỳ như rubella.

Trẻ em/thanh thiếu niên

Đối với trường hợp này, não úng thủy thường do:

  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm màng não, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh;
  • Xuất huyết não trong hoặc ngay sau khi sinh, đặc biệt ở trẻ sinh non;
  • Chấn thương xảy ra trước, trong và sau khi sinh;
  • Chấn thương vùng đầu;
  • Khối u hệ thần kinh trung ương.
Não úng thủy là gì? Phòng ngừa và điều trị ra sao? 4
Não úng thủy ở trẻ em có thể do chấn thương xảy ra trước, trong và sau khi sinh

Người lớn tuổi

Khi não úng thủy xảy ra ở người lớn tuổi (thường là những người trên 60 tuổi), lượng dịch não tủy tăng lên nhưng áp lực trong não vẫn bình thường. Tuy nhiên, não vẫn phù lên và gây suy giảm chức năng. Nguyên nhân gây não úng thủy ở người lớn tuổi thường là do dịch não tủy bị tắc nghẽn không lưu thông.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh não úng thủy

Não úng thủy có mấy loại?

Não úng thủy có 2 loại bao gồm não úng thủy giao tiếp (não úng thủy không bị tắc nghẽn) và não úng thủy không giao tiếp (não úng thủy bị tắc nghẽn).

Đối tượng nào có nguy cơ mắc tình trạng não úng thủy?

Não úng thủy có thể gây ra biến chứng gì?

Dấu hiệu não úng thủy ở người cao tuổi?

Siêu âm thai có phát hiện não úng thủy không?

Hỏi đáp (0 bình luận)