Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Sức khỏe sinh sản/
  4. Đẻ non

Đẻ non là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Khánh Vy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Xem thêm thông tin

Đẻ non hay còn gọi là sinh non là một tình trạng nguy hiểm trong sản khoa. Trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Nếu trẻ sinh non càng ít tuần thì nguy cơ trẻ mắc bệnh càng cao. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây của Long Châu.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung đẻ non

Một thai kỳ thông thường sẽ diễn ra trong khoảng 9 tháng 10 ngày (40 tuần) và được chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Đẻ non là tình trạng trẻ chào đời trước 37 tuần thai kỳ.

Tính theo thời gian ra đời của trẻ để phân loại mức độ sinh non:

Sinh cực non: Tuổi thai dưới 28 tuần.

Sinh rất non: Tuổi thai từ 28 tới dưới 32 tuần.

Sinh non vừa: Tuổi thai từ 32 tới dưới 34 tuần.

Sinh non muộn: Tuổi thai từ 34 tới dưới 36 tuần.

Thông thường, những ca sinh non thường xảy ra ở giai đoạn muộn.

Triệu chứng đẻ non

Những dấu hiệu và triệu chứng báo hiệu đẻ non (sinh non)

Dấu hiệu đẻ non của thai phụ: Khi thai phụ dưới 37 tuần và gặp những triệu chứng dưới đây thì rất có thể thai phụ đang chuẩn bị chuyển dạ:

Dịch tiết âm đạo thay đổi (dịch nhầy hơn hoặc có máu, rỉ dịch lỏng).

Âm đạo tiết dịch nhiều hơn.

Tăng áp lực ở vùng chậu hay dưới bụng.

Vùng thắt lưng đau âm ỉ và liên tục.

Chuột rút nhẹ ở bụng.

Bụng dưới đau quặn như đau bụng kinh hoặc đau kèm với những cơn co thắt tử cung.

Màng ối bị vỡ (xuất hiện nước ối chảy tuôn ra ngoài hoặc có thể chảy nhỏ giọt).

Dấu hiệu của trẻ bị sinh thiếu tháng, bao gồm:

Trẻ nhẹ cân, nhưng đầu lớn, cơ thể không cân xứng.

Do thiếu chất béo dự trữ nên trẻ kém tròn trịa hơn so với những trẻ khác.

Do cơ thể thiếu mỡ dự trữ nên thân nhiệt trẻ thấp nhất là ngay sau khi sinh.

Khó thở hoặc bị suy hô hấp.

Trẻ bú khó do thiếu phản xạ bú và nuốt.

Biến chứng có thể gặp khi trẻ bị đẻ non (sinh non)

Trẻ sinh non thường phải đối mặt với một vài vấn đề nghiêm trọng do trẻ chưa được sẵn sàng về thể chất trước khi rời bụng mẹ. Một số vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non là:

Vấn đề về não;

Vấn đề về hô hấp;

Vấn đề tim mạch;

Vấn đề về đường tiêu hóa;

Mắc bệnh vàng da;

Thiếu máu;

Nhiễm trùng sơ sinh;

Rối loạn thân nhiệt;

  • Trẻ đẻ non thì thường có những vấn đề về hô hấp.

Thông thường trẻ sinh non có thể phát triển bình thường, tuy nhiên trẻ vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề phát triển cao hơn. Một số vấn đề mà trẻ có thể mắc phải khi lớn:

Bại não;

Vấn đề về tâm lý;

Trẻ sẽ gặp một vài vấn đề khó khăn khi tập trung và học tập;

Vấn đề về nha khoa;

Vấn đề về thị giác hoặc thính giác;

Chậm phát triển ngôn ngữ;

Vấn đề về tăng trưởng và vận động ở trẻ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nếu như bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn có thể mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân đẻ non

Nguyên nhân dẫn tới sinh non thường không rõ ràng. Mặc dù vậy, có một vài yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non, bao gồm:

Có tiền sử sinh non trước đó.

Mang thai đôi hoặc thai ba.

Khoảng cách ở hai lần mang thai ngắn dưới 6 tháng.

Gặp những vấn đề về tử cung, cổ tử cung hay nhau thai.

Thụ thai bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích.

Bị một số bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường.

Thiếu cân hoặc thừa cân trước khi có thai.

Sảy thai hoặc phá thai nhiều lần trước đó.

Stress, thường xuyên căng thẳng.

Nước ối hoặc đường sinh dục dưới bị nhiễm trùng.

Bị chấn thương, té ngã.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)