Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy tim là một căn bệnh phức tạp, đòi hỏi cách điều trị phù hợp với từng giai đoạn bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết về các giai đoạn của suy tim, giúp bạn nhận biết các triệu chứng và biết cách phòng ngừa hiệu quả.
Suy tim là một bệnh lý tim mạch nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên toàn thế giới. Hiểu rõ các giai đoạn của suy tim là điều cần thiết để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu các giai đoạn của suy tim dưới đây.
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, trong đó tim bị suy yếu do các tổn thương thực thể hoặc các rối loạn chức năng. Tình trạng này làm giảm khả năng tiếp nhận hoặc tống máu của tâm thất. Khi mắc suy tim, cơ tim không thể bơm đủ máu để cung cấp oxy cho cơ thể, dẫn đến cảm giác khó thở và mệt mỏi.
Suy tim có thể được phân loại dựa trên nguyên nhân, khả năng bơm máu, thời gian tiến triển bệnh và vị trí buồng tim. Một số loại suy tim thường gặp bao gồm:
Hiện nay, hệ thống phân loại suy tim theo phân độ NYHA được sử dụng rộng rãi nhất. Hệ thống chia các giai đoạn của suy tim thành 4 cấp độ dựa trên các triệu chứng và mức độ hạn chế trong hoạt động thể chất:
Đây là mức độ nhẹ nhất. Người bệnh vẫn có thể thực hiện các hoạt động thể chất bình thường mà không xuất hiện các triệu chứng suy tim như mệt mỏi, hồi hộp hoặc khó thở. Thông thường, người mắc suy tim độ 1 vẫn có thể thực hiện các hoạt động thể chất.
Dựa vào phân độ suy tim theo NYHA, đây là mức độ suy tim nhẹ, có sự hạn chế trong các hoạt động thể chất. Khi nghỉ ngơi, người bệnh không có các triệu chứng suy tim, nhưng khi hoạt động thể chất nặng, có thể xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở hoặc hồi hộp. Nhìn chung, suy tim độ 2 không ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày mà chỉ gây ra triệu chứng khi hoạt động gắng sức hoặc nặng.
Trong các giai đoạn của suy tim, giai đoạn 3 là thời điểm người bệnh lưu ý quan tâm đến thể trạng khi hoạt động thể dục thể thao vì cơ thể dễ xuất hiện các triệu chứng như đau ngực, khó thở và đánh trống ngực. Các hoạt động thông thường bị hạn chế nhiều và chỉ khi nghỉ ngơi người bệnh mới cảm thấy khỏe. Người bệnh suy tim độ 3 cần được điều trị tích cực và theo dõi kỹ lưỡng, hoặc có thể phải nhập viện do bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Các triệu chứng suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, người bệnh có thể mệt mỏi, khó chịu, hồi hộp và khó thở với bất kỳ hoạt động thể chất nào dù rất nhẹ. Suy tim độ 4 là mức độ nặng nhất, còn gọi là suy tim giai đoạn cuối hoặc suy tim kháng trị. Người bệnh cần được nhập viện để điều trị tích cực hoặc chuẩn bị vào danh sách chờ ghép tim.
Phân độ suy tim được chia thành 2 mức nhẹ và nặng:
Tình trạng suy tim của người bệnh có thể tiến triển từ suy tim độ 1, 2 sang độ 3, 4 và ngược lại, tùy thuộc vào các triệu chứng. Khi người bệnh lên cơn suy tim cấp hoặc suy tim mất bù, triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể tiến đến mức độ cao hơn. Ngược lại, khi các triệu chứng được kiểm soát tốt, mức độ suy tim có thể giảm xuống.
Có 4 giai đoạn suy tim theo phân loại của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ/Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (ACC/AHA), được ký hiệu bằng 4 chữ cái: A, B, C và D. Các giai đoạn này bao gồm từ “nguy cơ cao phát triển suy tim” đến “suy tim tiến triển”.
Mặc dù không thể kiểm soát một số yếu tố nguy cơ như tuổi tác, tiền sử gia đình, hoặc chủng tộc, mỗi cá nhân vẫn có thể thay đổi lối sống để phòng ngừa các giai đoạn của suy tim. Những biện pháp phòng ngừa bao gồm:
Suy tim là một căn bệnh tiến triển, đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn biết được các giai đoạn của suy tim, từ đó tối ưu hóa kết quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.