Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sa van 2 lá và những điều cần biết

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sa van hai lá còn được gọi là bệnh van tim, là tình trạng van hai lá dày lên và sa vào tâm nhĩ trái trong suốt kỳ tâm thu. Hầu như, sa van hai lá không ảnh hưởng tới tính mạng và không cần phải điều trị hay thay đổi lối sống. Tuy nhiên, một số người bệnh cần phải dùng tới thuốc hay phẫu thuật, nhất là ở những người bị khối sa gây nôn trớ nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào gây ra sa van hai lá và điều trị như thế nào? Chúng ta có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Sa van hai lá là gì? 

Van hai lá nằm ở giữa tâm thất và tâm nhĩ trái của tim. Giúp máu chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Sa van hai lá là tình trạng van hai lá dày lên và phình vào tâm nhĩ trái. Tình trạng này đôi khi làm máu rò rỉ ngược vào tâm nhĩ trái dẫn tới hiện tượng hở van hai lá.  

Sa van hai lá thì thường hiếm xảy ra, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chỉ có 2% người Mỹ gặp tình trạng này. Và trong những trường hợp này, các biến chứng nghiêm trọng thường không phổ biến. Hầu như, những người bị sa van hai lá thường không có bất cứ triệu chứng nào và không ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của sa van hai lá

Những dấu hiệu và triệu chứng của sa van hai lá là do có một lượng máu bị chảy ngược qua van. Tùy vào mỗi người mà những triệu chứng xảy ra khác nhau. Hầu như những người bị sa van hai lá thường thường không có dấu hiệu gì đáng chú ý. Một số khác có thể có những triệu chứng nhẹ và phát triển dần dần.

Những dấu hiệu của sa van hai lá có thể bao gồm:

  • Đau ngực;

  • Đau nửa đầu;

  • Loạn nhịp tim: Tim đập nhanh hoặc không đều;

  • Chóng mặt hoặc choáng váng;

  • Khó thở hoặc thở gấp, nhất là khi vận động hoặc nằm thẳng;

  • Rung nhĩ: Rối loạn nhịp tâm nhĩ;

  • Cảm thấy mệt mỏi.

Biến chứng có thể gặp khi bị sa van hai lá

Sa van hai lá là một bệnh lành tính, hầu như người bệnh không cần phải điều trị hay thay đổi lối sống. Tuy nhiên, một vài bệnh nhân có thể gặp phải một vài biến chứng sau:

  • Hở van hai lá;

  • Viêm nội tâm mạc;

  • Đứt cầu cơ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến sa van hai lá

Sa van hai lá là do các nắp van hai lá quá to, dày hay là giãn. 

Hiện nay, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng sa van hai lá. Hầu nhưng mọi người sinh ra đều gặp những bất thường gây ra tình trạng này.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) sa van hai lá?

Hầu hết tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi đều có khả năng bị sa van hai lá. Tuy nhiên, phụ nữ thường có nguy cơ bị sa van hai lá hơn đàn ông.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) sa van hai lá

Các yếu tố làm tăng nguy sa van hai lá: 

  • Tiền sử gia đình có người bị sa van hai lá;

  • Dị tật tim bẩm sinh (Ebstein dị thường);

  • Bệnh Grave; 

  • Vẹo cột sống,…

  • Rối loạn mô liên kết (collagen, gân, dây chằng,...);

  • Hội chứng Marfan;

  • Hội chứng Ehlers-Danlos.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán sa van hai lá

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh.

Thông thường, bác sĩ sẽ phát hiện sa van hai lá khi sử dụng ống nghe để nghe tiếng tim đập của người bệnh. Khi người bệnh bị sa van hai lá, tiếng tim thường phát ra tiếng lách cách khi đập. Âm thanh này thường rõ khi người bệnh đứng. 

Người bệnh sẽ được thực hiện một bài kiểm tra phản ứng tim bằng cách tập thể dục hay thực hiện một vài động tác thể chất khác.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hay siêu âm tim để nhìn rõ về hình ảnh tim của người bệnh, nhất là siêu âm tim có thể thấy chi tiết và cấu trúc của tim rõ ràng hơn.

Tùy thuộc vào tình trạng người bệnh mà bác sĩ có thể thực hiện thông tim, thuốc nhuộm (được nhìn thấy trên tia X) sẽ được tiêm vào động mạch của tim bằng một ống thông đã được luồn vào mạch máu ở cổ, cánh tay hay đùi trên của người bệnh.

Điện tâm đồ (EGC) được sử dụng để kiểm tra nhịp tim của người bệnh xem có bất thường hay không. Giúp bác sĩ có thể chẩn đoán sa van hai lá hay những bệnh tim khác.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị sa van hai lá hiệu quả

Thông thường, sa van hai lá không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu người bệnh có những triệu chứng cần lưu ý thì bác sĩ sẽ cần phải điều trị tình trạng này.

Điều trị thường bao gồm việc sử dụng thuốc để có thể giảm bớt những triệu chứng người bệnh gặp phải. Một số thuốc mà bác sĩ thường kê cho người bệnh là:

  • Aspirin: Giảm nguy cơ đông máu;

  • Thuốc chẹn beta: Ngăn ngừa rối loạn nhịp tim và cải thiện lưu lượng máu;

  • Thuốc làm loãng máu: Ngăn ngừa cục máu đông;

  • Thuốc lợi tiểu: Loại bỏ chất lỏng dư thừa ở phổi;

  • Thuốc làm giãn mạch: Giúp mạch máu giãn ra và cải thiện lưu lượng máu.

Nếu như tình trạng của người bệnh nghiêm trọng hơn như nôn trớ nghiêm trọng hay suy giảm chức năng tim. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện phẫu thuật để sữa hay thay van khác.

Nếu van không sửa chữa được, bác sĩ sẽ chỉ định thay van hai lá cơ học hoặc van làm tư mô tim của lợn, bò hoặc người. Tuy nhiên, người bệnh phải dùng thuốc chống thải ghép và chống đông.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của sa van hai lá

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị;

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng;

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị;

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa sa van hai lá hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, nhưng tập ở mức độ vừa phải;

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch;

  • Giữ cân nặng ổn định, giảm cân nếu cần thiết;

  • Tránh để cơ thể căng thẳng, lo âu kéo dài;

  • Không hút thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc lá;

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên nếu có những bệnh lý liên quan tới tim.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/mitral-valve-disease#types
  2. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-prolapse/symptoms-causes/syc-20355446
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17241-mitral-valve-prolapse

Các bệnh liên quan