Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hít thở sâu bị đau bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngày 26/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau ngực trái khi hít thở sâu có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mà bạn không nên chủ quan. Hít thở sâu bị đau bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?

Mỗi vấn đề về sức khỏe mà bạn gặp đều có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn đang có những thay đổi không tốt. Tương tự như vậy, triệu chứng đau thắt ngực bên trái khi hít thở sâu có thể báo hiệu rằng bạn đang mắc một chứng bệnh nào đó. Vậy hít thở sâu bị đau bên trái là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về triệu chứng này với bài viết sau và trang bị cho mình những phương pháp cải thiện sức khỏe hiệu quả nhất.

Hít thở sâu bị đau bên trái là gì?

Hít thở sâu bị đau bên trái là một trong những triệu chứng mang tính cảnh báo về tình hình sức khỏe phổ biến mà ai cũng cần phải quan tâm. Vấn đề này có thể khởi phát từ ngực trái rồi thậm chí lan sang cả hai bên. Căn cứ vào thể trạng của từng người mà cơn đau sẽ khác nhau, có người thì bị nhói lên khi hít thở sâu, có người lại bị đau âm ỉ ở vùng ngực. Ngoài đau ngực thì đôi khi, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như: Ho, khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh,...

hit-tho-sau-bi-dau-ben-trai-2.jpg
Hít thở sâu bị đau bên trái có thể lan sang cả 2 bên

Hít thở sâu bị đau bên trái là dấu hiệu của những bệnh gì?

Theo lý giải của chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng hít thở sâu bị đau bên trái có thể do một trong những bộ phận như: Phổi, màng phổi, màng tim hay sụn sườn bị tổn thương. Những lúc ta hít thở, phổi giãn nở sẽ khiến lồng ngực giãn nở theo. Khi đó, nếu các bộ phận thuộc lồng ngực bị tổn thương thì sẽ gây ra đau ngực. Có thể có một số nguyên nhân gây ra đau ngực trái khi hít thở sâu như sau:

Viêm phổi

Viêm phổi là căn bệnh khá phổ biến, xảy ra do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn hay các loại nấm độc hại và gây viêm túi khí trong phổi. Khi bị viêm phổi, bạn sẽ hít thở khó khăn, bị đau tức ngực. Ngoài ra còn có những triệu chứng nặng hơn như: Ho, sốt, khó thở, mệt mỏi,... Nếu để tình trạng viêm phổi kéo dài, bệnh nhân có thể sẽ gặp biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu phát hiện triệu chứng này, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

Viêm màng phổi

Màng phổi là một lớp màng bảo vệ ở bên ngoài của phổi, gồm lá thành và lá tạng. Nếu mắc viêm phổi kéo dài mà không điều trị thì tình trạng viêm sẽ lan rộng và gây viêm màng phổi. Không chỉ gây ra đau tức ngực khi hít thở, bệnh viêm màng phổi còn khiến người bệnh khó thở, sự đau đớn lan sang đến vai, kèm theo ho, sốt và trở nên đau nặng hơn mỗi khi hắt hơi hoặc thở mạnh.

hit-tho-sau-bi-dau-ben-trai-8.jpg
Viêm màng phổi có thể dẫn đến hít thở sâu bị đau bên trái

Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là tình trạng xuất hiện huyết khối trong mạch máu nằm ở phổi. Huyết khối này gây tắc nghẽn mạch, cản trở quá trình hô hấp, khiến ngực bị đau nhói mỗi khi hít thở sâu. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị tim đập nhanh, khó thở hoặc thậm chí là ho ra máu. Bạn cần xử lý sớm tình trạng thuyên tắc phổi, nếu không có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Tràn khí màng phổi

Khoảng trống giữa ngực và phổi được gọi là khoang màng phổi. Nếu không khí bị lọt vào khoang này sẽ gây ra tình trạng tràn khí màng phổi. Lâu ngày, lượng khí này gây tăng áp lực đè lên thành phổi, khiến một phần hoặc toàn bộ phổi bị xẹp. Kết quả là bệnh nhân bị ho, khó thở, đau ngực, da tái xanh,... Tràn khí màng phổi thường xuất hiện sau va đập, chấn thương, do biến chứng của bệnh phổi hoặc tác hại của thuốc lá.

Viêm sụn sườn

Giữa xương ức và xương sườn có một đoạn nối gọi là sụn sườn. Sụn sườn nếu bị tổn thương sẽ gây đau ngực dữ dội khi người bệnh ho hoặc khi hít thở. Viêm sụn sườn ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tìm cách điều trị phù hợp.

hit-tho-sau-bi-dau-ben-trai-6.jpg
Sụn sườn bị thương nặng thì cần đến khám tại cơ sở y tế

Viêm màng ngoài tim

Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm tại lớp màng bao quanh bảo vệ tim, đôi khi có thể có dịch. Nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim do vi khuẩn, virus, chấn thương hoặc một số bệnh lý khác. Biểu hiện của viêm màng ngoài tim có thể là đau buốt ngực, ho, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh…

Chấn thương ngực

Tác động ngoại lực có thể gây chấn thương ngực, dẫn đến bầm tím, chấn thương sụn sườn, gãy xương sườn,... Những tình trạng này tạo nên những cơn đau mỗi khi hít thở. Đối với những trường hợp chấn thương nặng và không thể tự lành lại, nếu để lâu có thể gây biến chứng và mất nhiều thời gian lành hơn.

Nhiễm trùng ở bụng

Tình trạng đau bên trái khi hít thở sâu có thể gia tăng nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng ở bụng, đặc biệt là gan và lá lách. Những bộ phận này ở vị trí tiếp giáp với cơ hoành và sẽ chuyển động lên xuống theo nhịp những khi chúng ta hít thở. Những vị trí này mà bị nhiễm trùng thì ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của mọi người.

hit-tho-sau-bi-dau-ben-trai-7.jpg
Hít thở sâu bị đau bên trái có thể do nhiễm trùng ở bụng

Cách làm giảm tình trạng hít thở sâu bị đau bên trái

Có nhiều cách giúp làm giảm tình trạng hít thở sâu bị đau bên trái. Để chăm sóc sức khỏe chủ động và giảm đau trong những tình huống này, bạn có thể cải thiện bằng những phương pháp sau:

  • Dùng thuốc: Tây y có một số phương pháp kê thuốc theo đơn có thể giúp giảm đau trong những trường hợp chấn thương ngực hay viêm sụn sườn nhẹ.
  • Thay đổi tư thế ngồi: Việc thay đổi tư thế ngồi thành nghiêng về phía trước hoặc ngồi thẳng có thể làm giảm đau ngực do viêm màng phổi.
  • Hít thở từ từ: Khi bị đau ngực, bạn hãy hít thở từ từ và nhẹ nhàng để giúp giảm đau.

Bên cạnh những cách trên, nếu muốn chủ động phòng tránh tình trạng hít thở sâu bị đau bên trái thì mỗi người chúng ta nên duy trì lối sống lành mạnh gồm sinh hoạt và ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục thể thao thường xuyên, nói không với thuốc lá, giữ vệ sinh cá nhân,… Nếu bị đau ngực nặng lên, người bệnh cần đến gặp chuyên gia y tế để tìm cách điều trị phù hợp và kịp thời.

Xem thêm:

Hít thở sâu bị đau bên phải - tuyệt đối không nên chủ quan!

Người bị đau thắt ngực nên ăn gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm