Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. U nguyên bào thần kinh

U nguyên bào thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.

Xem thêm thông tin

U nguyên bào thần kinh là một loại ung thư phát triển từ mô thần kinh. Bệnh này thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, chán ăn và có khối u ở ngực, cổ hoặc bụng. Điều trị có thể bao gồm hóa trị, phẫu thuật và xạ trị. Tỷ lệ sống của trẻ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và độ tuổi của trẻ.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung u nguyên bào thần kinh

U nguyên bào thần kinh là gì?

U nguyên bào thần kinh là một loại ung thư phát triển từ các tế bào thần kinh chưa trưởng thành. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc theo hệ thống thần kinh giao cảm, bao gồm cả hạch cổ trên, hạch cạnh cột sống nhưng phần lớn phát sinh ở tuyến thượng thận.

Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở trẻ em, sau bệnh bạch cầu và u não. Hơn 600 trường hợp được chẩn đoán ở Hoa Kỳ mỗi năm, và u nguyên bào thần kinh chiếm khoảng 15% tổng số ca tử vong do ung thư ở trẻ em. Bệnh này thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi, hiếm gặp ở trẻ lớn hơn 10 tuổi.

U nguyên bào thần kinh có thể được phân loại thành 4 giai đoạn, tùy vào độ tuổi cũng như mức độ tiến triển của ung thư. Các giai đoạn của u nguyên bào thần kinh theo hệ thống INRGSS là:

  • Giai đoạn L1: U chưa lan đến vị trí khác và chỉ giới hạn ở một bộ phận trên cơ thể như ngực, bụng hoặc cổ. Giai đoạn này có nguy cơ thấp nhất.
  • Giai đoạn L2: U vẫn chỉ giới hạn ở một bộ phận trên cơ thể, nhưng tế bào ung thư đã lan đến hạch bạch huyết vùng lân cận.
  • Giai đoạn M: U đã lan sang bộ phận khác trên cơ thể và được gọi là u nguyên bào thần kinh di căn xa. Giai đoạn này có nguy cơ cao nhất.
  • Giai đoạn MS: Giai đoạn này ảnh hưởng đến trẻ dưới 18 tháng tuổi. Ung thư chỉ lan đến gan, da và/hoặc tủy xương. Giai đoạn này được coi là có nguy cơ thấp.

Triệu chứng u nguyên bào thần kinh

Những dấu hiệu và triệu chứng của u nguyên bào thần kinh

Các triệu chứng u nguyên bào thần kinh có mức độ từ nhẹ đến nặng. Chúng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của khối u và giai đoạn bệnh. Các triệu chứng bao gồm:

  • Có khối u cục ở cổ, ngực, vùng chậu, bụng hoặc một số u cục ngay dưới da có thể có màu xanh hoặc tím (ở trẻ sơ sinh).
  • Mắt lồi hoặc quầng thâm dưới mắt.
  • Tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày hoặc chán ăn.
  • Mệt mỏi, ho và sốt.
  • Da nhợt nhạt, đó là dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
  • Bụng chướng, đau.
  • Khó thở.
  • Yếu liệt tay chân.

Các triệu chứng khác của u nguyên bào thần kinh có thể xuất hiện muộn hơn khi bệnh tiến triển. Chúng bao gồm:

  • Huyết áp cao và nhịp tim nhanh.
  • Hội chứng Horner gây sụp mí mắt, đồng tử nhỏ và chỉ đổ mồ hôi ở một bên mặt.
  • Đau ở xương, lưng hoặc chân.
  • Các vấn đề về thăng bằng, phối hợp vận động.
  • Khó thở.
  • Chuyển động mắt không kiểm soát được hoặc mắt đảo nhanh liên tục.
U nguyên bào thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị 4
Sốt là triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc u nguyên bào thần kinh

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của u nguyên bào thần kinh, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ảnh hưởng tích cực đến thời gian sống của con bạn.

Nguyên nhân u nguyên bào thần kinh

Nguyên nhân dẫn đến u nguyên bào thần kinh

U nguyên bào thần kinh xảy ra khi các mô thần kinh chưa trưởng thành (nguyên bào thần kinh) phát triển ngoài tầm kiểm soát. Các tế bào trở nên bất thường và tiếp tục phát triển, phân chia và hình thành khối u. Một đột biến gen (sự thay đổi gen của nguyên bào thần kinh) khiến các tế bào phát triển và phân chia không kiểm soát được. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra đột biến gen dẫn đến phát triển u nguyên bào thần kinh.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)