Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Viêm gan E

Viêm gan E: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bác sĩĐỗ Tuấn Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 44.000 ca bệnh đã tử vong do virus viêm gan E trong năm 2015, chiếm 3,3% tỷ lệ tử vong do viêm gan siêu vi. Mỗi năm có khoảng 20 triệu ca nhiễm virus HEV trên toàn thế giới, trong đó có 3,3 triệu ca có triệu chứng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm gan e

Virus HEV là gì?

Virus HEV gây ra viêm gan E là một trong năm loại virus điển hình gây ra viêm gan virus cấp: Virus HAV gây viêm gan A, virus HBV gây viêm gan B, virus HCV gây viêm gan C, virus HDV gây viêm gan D. Ngoài ra, một số loại virus chưa xác định khác cũng có thể gây viêm gan virus cấp.

Virus HEV là một loại virus hình cầu chứa vật chất di truyền RNA, thuộc chi Orthohepevirus trong họ Hepeviridae, được Benhamou và cộng sự tìm ra vào năm 1991. Virus HEV không có vỏ bọc, đường kính khoảng 32 - 34 nanomet. Bộ gen của virus HEV có trọng lượng khoảng 7,2 kilobase, gồm ba khung đọc mở (ORF) gồm: ORF1 mã hóa các protein phi cấu trúc liên quan đến quá trình sao chép của virus, ORF2 mã hóa protein cấu trúc và ORF3 mã hóa cho một protein nhỏ có liên quan đến sự tương tác giữa virus - vật chủ và hình thái của virus. ORF2 và ORF3 có những điểm trùng lặp với nhau nhưng không trùng với ORF1.

Virus HEV được phân loại thành 4 kiểu gen chính là kiểu gen 1, 2, 3 và 4, đều thuộc một tuýp huyết thanh duy nhất. Kiểu gen 1 gồm các chủng tại châu Á và châu Phi, kiểu gen 2 gồm một chủng tại Mexico và một số chủng ở châu Phi. Kiểu gen 3 gồm các chủng được ghi nhận lẻ tẻ từ các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, một vài nước ở châu Âu, kiểu gen 4 gồm các chủng lây nhiễm lẻ tẻ ở người và lợn.

Viêm gan E là gì?

Viêm gan E là bệnh viêm gan do virus HEV gây ra. Virus được phát hiện trong phân và mật của những người nhiễm bệnh, bài tiết ra ngoài và lây truyền theo con đường phân - miệng.

Người bệnh nhiễm virus HEV có thể có những biểu hiện tổn thương tế bào gan từ nhẹ đến nặng, có thể diễn tiến lành tính và đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể. Bệnh thường tự khỏi trong 4 đến 6 tuần. Tuy nhiên, sự tổn thương tế bào gan lại trở nên nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong, được gọi là viêm gan tối cấp.

Tìm hiểu thêm: So sánh bệnh viêm gan E khác gì viêm gan B?

Triệu chứng viêm gan e

Triệu chứng của viêm gan E

Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm virus HEV dao động từ 2 - 10 tuần, trung bình là 5 - 6 tuần. Người nhiễm bệnh có thể bài tiết phân chứa virus bắt đầu từ vài ngày trước đến 3 - 4 tuần sau khi phát bệnh.

Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của viêm gan E bao gồm:

  • Giai đoạn đầu người bệnh có thể sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn và nôn kéo dài vài ngày;
  • Đau bụng, ngứa, nổi mẩn da hoặc đau khớp;
  • Vàng da hoặc vàng mắt, nước tiểu sậm màu và phân nhạt màu;
  • Gan to và mềm, vùng bụng ở hạ sườn phải sưng nề.

Những triệu chứng này thường khó có thể phân biệt được với những triệu chứng gặp phải trong các bệnh lý có tổn thương gan khác.

Xem thêm chi tiết: Các dấu hiệu viêm gan thường gặp mà bạn không nên bỏ qua

Viêm gan E: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 3
Đau vùng hạ sườn phải là một trong những dấu hiệu có liên quan đến viêm gan E

Biến chứng của viêm gan E

Trong một số ít trường hợp, viêm gan E cấp tính có thể diễn tiến nghiêm trọng và dẫn đến viêm gan tối cấp (suy gan cấp tính). Những bệnh nhân này có nguy cơ tử vong.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan E, đặc biệt là những phụ nữ trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, có nguy cơ cao bị suy gan cấp tính, sảy thai và tử vong. Có tới 20 - 25% phụ nữ mang thai có thể tử vong nếu mắc bệnh viêm gan E trong tam cá nguyệt thứ ba.

Các trường hợp nhiễm viêm gan E phát triển thành viêm gan mạn tính đã được báo cáo ở những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người được ghép tạng đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bị nhiễm HEV kiểu gen 3 hoặc 4. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa phổ biến và đang được giới chuyên môn nghiên cứu tiếp tục.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm gan e

Nguyên nhân dẫn đến viêm gan E

Viêm gan E là một bệnh lý tổn thương tế bào gan cấp tính do virus HEV gây ra. Virus HEV lây truyền chủ yếu qua đường phân - miệng. Các hình thức truyền bệnh đã được xác định:

  • Lây truyền qua nguồn nước uống bị ô nhiễm bởi phân chứa mầm bệnh;
  • Lây truyền từ thực phẩm có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm bệnh mà không nấu chín;
  • Lây truyền từ thực phẩm sống trong nguồn nước hoặc được tưới tiêu từ nguồn nước chứa mầm bệnh mà không nấu chín;
  • Lây truyền qua đường máu;
  • Lây truyền dọc từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

Virus HEV phân bố khắp thế giới nhưng khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là khu vực nhiệt đới, đặc biệt là các nước kém phát triển với môi trường nước ô nhiễm và không xử lý đúng cách phân và chất thải. Virus HEV có trong phân, nước và rác thải, khi mưa lũ cuốn nước từ các vùng đất bẩn chứa virus đến nơi khác, đặc biệt là các vùng đất ven sông suối.

Virus HEV có nhược điểm là sức đề kháng rất kém với môi trường bên ngoài. Bạn chỉ cần đun sôi trong 1 - 2 phút là có thể tiêu diệt được virus.

Viêm gan E: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị 4
Nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm nặng là một hình thức lây truyền viêm gan E
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm gan e

Viêm gan E có gây xơ gan không?

Có, bệnh viêm gan E có thể gây xơ gan, đặc biệt là ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu do sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, như người bị HIV, người ghép tạng hoặc người đang hóa trị. Bệnh nhân ghép tạng nhiễm virus viêm gan E có khoảng 50% nguy cơ tiến triển thành viêm gan E mãn tính và xơ gan trong vài năm.

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 25% phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối bị viêm gan E có thể phát triển thành xơ gan và có nguy cơ tử vong. Thống kê cho thấy khoảng 10% tổng số ca viêm gan E gây ra biến chứng như xơ gan, suy gan và ung thư gan. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho viêm gan E, do đó việc phòng ngừa là rất quan trọng.

Xem thêm chi tiết: Viêm gan E có gây xơ gan không? Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan E

Viêm gan E có lây qua đường nước bọt không?

Viêm gan E có lây qua đường máu không?

Có vắc xin phòng viêm gan virus E không?

Bệnh viêm gan E có nguy hiểm không?

Hỏi đáp (0 bình luận)