Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Thị Xoan
Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, với chuyên môn sâu về Nhi khoa. Hiện đang là bác sĩ tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bác sĩ không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Xoắn xương chày là một tình trạng xoắn xương xuất hiện ở trẻ nhỏ. Xoắn xương chày có thể là xoắn ra ngoài hoặc xoắn vào trong. Trong hầu hết các trường hợp, xoắn xương chày khiến chân và bàn chân của trẻ mới biết đi xoay vào trong, khiến chúng có hình dạng ngón chân chim bồ câu (pigeon-toeing). Xoắn xương chày ra ngoài hiếm khi là một vấn đề.
Cẳng chân của một người có hai xương gồm xương chày và xương mác, xương chày là xương nằm trong và lớn hơn so với xương mác. Xoắn xương chày là tình trạng xương bị xoắn có thể vào trong hoặc ra ngoài.
Xoắn xương chày vào trong (internal tibial torsion) thường gặp khiến chân và bàn chân của trẻ xoắn vào trong, khiến chúng có hình dạng ngón chân chim bồ câu (pigeon-toeing). Xoắn xương chày vào trong thường xảy ra khi mới sinh nhưng thường tự khỏi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, mức độ xoắn quá mức có thể dẫn đến vấn đề về thần kinh cơ. Xoắn quá mức và dai dẳng có thể dẫn đến hiện tượng nhón chân và chân vòng kiềng.
Xoắn xương chày ra ngoài (external tibial torsion) xảy ra bình thường khi trẻ lớn lên, nghiêm trọng hơn trong giai đoạn tăng trưởng nhanh ở cuối giai đoạn thơ ấu và đầu tuổi thiếu niên. Xoắn xương chày ra ngoài thường ảnh hưởng đến cả hai chân.
Ở hầu hết trẻ em, xương chày sẽ trở lại vị trí bình thường mà không cần điều trị vào khoảng 5 đến 6 tuổi. Trẻ em bị xoắn xương chày nặng có thể cần đeo nẹp chỉnh hình, bó bột hoặc nẹp chân.
Các dấu hiệu và triệu chứng của xoắn xương chày ở trẻ có thể bao gồm:
Ở xoắn xương chày vào trong, ngón chân là triệu chứng dễ nhìn thấy nhất. Có thể thấy bàn chân của trẻ nghiêng vào trong khi đi hoặc đứng. Cũng có các nguyên nhân khác dẫn đến trường hợp này, ví dụ như xương đùi bị xoắn hoặc bàn chân khép. Ở xoắn xương chày trong thường sẽ không gây đau, tuy nhiên, trẻ mắc bệnh này có thể vấp ngã thường xuyên hơn.
Xoắn xương chày ra ngoài có thể dẫn đến đau mặt trước đầu gối, gây ra bởi lệch xương bánh chè. Bàn chân xoay ra ngoài cũng khiến trẻ dễ vấp ngã.
Xoắn xương chày có thể cải thiện tốt hơn theo thời gian. Không có các biến chứng trực tiếp do xoắn xương chày. Tuy nhiên, trong các trường hợp nặng, xương chày xoắn có thể dẫn đến việc trẻ dễ té ngã, chân vòng kiềng, các bất thường về dáng đi ở trẻ.
Nếu bạn thấy con của mình có các bất thường về dáng đi, về hình dáng bàn chân hoặc cẳng chân, đôi khi trẻ có thể dễ vấp ngã, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được theo dõi và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân dẫn đến xoắn xương chày trong thường do vị trí của em bé trong tử cung mẹ (khi còn trong bụng mẹ). Khi trẻ lớn lên và không gian chật hẹp hơn, một hoặc cả hai xương chày của trẻ có thể bị xoắn vào trong. Tình trạng này cũng có xu hướng di truyền trong gia đình.
Xoắn xương chày ra ngoài cũng có tính di truyền trong gia đình. Nó thường liên quan đến dây chằng và gân ở chân bị căng, dẫn đến bất thường khi trẻ lớn lên.
Cả trẻ nam và trẻ nữ đều có khả năng mắc xoắn xương chày với tỷ lệ ngang nhau, khoảng ⅔ trong số trẻ bị ảnh hưởng ở cả hai bên.
Xoắn xương chày là một nguyên nhân được công nhận ở trẻ em, có thể gây đau xương bánh chè và các bất thường liên quan. Xoắn xương chày cũng có thể gặp ở người trưởng thành, tuy nhiên thường bị bỏ qua. Tỷ lệ mắc xoắn xương chày thực sự ở người trưởng thành vẫn chưa được biết rõ, với sự khác biệt đáng kể về mặt địa lý khiến việc đánh giá trở nên khó khăn.
Xoắn xương chày có thể xảy ra do vị trí của em bé trong tử cung. Nó cũng có xu hướng di truyền trong gia đình, thông thường, kiểu đi của trẻ trông giống với bố mẹ.
Điều trị phẫu thuật được chỉ định cho trẻ em trên 8 tuổi có độ xoắn xương chày ngoài lớn hơn ba độ lệch chuẩn so với độ lệch chuẩn trung bình (> 40 độ ngoài).
Không có cách để phòng ngừa hiệu quả xoắn xương chày, vì các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân thường do bẩm sinh hoặc di truyền không thể kiểm soát. Tuy nhiên bạn cũng không phải quá lo lắng, vì đây là một tình trạng lành tính, xoắn xương chày thông thường sẽ tự điều chỉnh khi trẻ lớn lên. Trong trường hợp trẻ bị xoắn xương chày nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi vận động, điều trị phẫu thuật có thể giúp hạn chế các biến chứng sau này.
Hỏi đáp (0 bình luận)