Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý tương đối thường gặp ở cả người già và người trẻ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Người mắc bệnh sẽ gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt và giảm chất lượng sống trong một khoảng thời gian dài. Vì thế, biết rõ về nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm khớp cổ chân giúp nâng cao chất lượng sống.
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Tìm hiểu chung viêm khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý viêm xảy ra tại khớp cổ chân. Tình trạng viêm làm tổn thương các cấu trúc xung quanh khớp cổ chân như gân cơ, dây chằng, bao hoạt dịch, sụn đầu xương,... gây ra đau nhức tại khớp cổ chân.
Triệu chứng viêm khớp cổ chân
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp cổ chân
Các dấu hiệu cần nghĩ đến viêm khớp cổ chân là:
Đau nhói quanh cổ chân: Khi mắc bệnh, vùng cổ chân sẽ thường xuyên xuất hiện cảm giác đau nhói khó chịu. Khi cường độ đau tăng nặng, người mắc bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, hoạt động. Triệu chứng trên xuất hiện thường trực không giảm khi nghỉ ngơi hay khi ngừng hoạt động.
Cổ chân bị sưng: Sưng tấy đỏ là triệu chứng khá phổ biến chỉ điểm một tình trạng viêm tại cổ chân. Cổ chân bị sưng to có thể do viêm hoặc do tụ dịch trong khớp. Cơn đau sưng tấy xảy ra cả khi bạn nghỉ ngơi hoặc ngồi, khi bạn đứng lâu sẽ thấy nặng nề hơn, hoặc nặng nề hơn vào cuối ngày.
Hạn chế cử động: Khớp cổ chân sưng tấy và đau khiến bạn hạn chế vận động hay cử động cổ chân. Trong quá trình đi lại, vận động khớp cổ chân, người bệnh có thể nghe thấy tiếng xương kêu lục khục, lắc rắc,... sự vận động không trơn tru.
Triệu chứng toàn thân: Ngoài những dấu hiệu nêu kể trên, người bệnh viêm khớp cổ chân có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi,...
Viêm khớp cổ chân thường gây đau đớn, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người mắc. Bệnh hay tái đi tái lại nhiều lần, hay kéo dài dẫn đến một số biến chứng như biến dạng khớp, teo cơ, tổn thương ở dây chằng và bao hoạt dịch.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm khớp cổ chân
Có thể kể đến một vài biến chứng của bệnh viêm khớp cổ chân như sau:
Viêm màng bao hoạt dịch khớp cổ chân: Khi khớp cổ chân bị viêm, các mạch máu xung quanh tăng tính thấm thu hút các yếu tố viêm dẫn đến màng hoạt dịch bị viêm.
Biến dạng khớp và teo cơ: Do không vận động trong thời gian dài, máu đến nuôi cơ giảm đi, lâu dần cơ sẽ teo đi do không được nuôi dưỡng. Tổn thương xương và các cấu trúc lân cận làm biến dạng trục tự nhiên của khớp dẫn đến biến dạng khớp do dính khớp,... khiến di chuyển trở nên khó khăn hơn.
Tàn phế: Nếu bệnh tình trở nên nghiêm trọng và không thể khắc phục được nữa, người bệnh phải đối diện với nguy cơ khớp cổ chân mất khả năng vận động suốt đời.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn cần đến bác sĩ để được kiểm tra. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ diễn tiến nặng của bệnh cũng như rút ngắn thời gian điều trị.
Nguyên nhân viêm khớp cổ chân
Chấn thương
Những chấn thương khi làm việc, chơi thể thao hoặc chạy bộ như: Bong gân, trật khớp, gãy xương… là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cổ chân. Khi tổn thương không được điều trị kịp thời gây viêm, sưng khớp mắt cá chân hoặc viêm khớp mắt cá chân. Từ đó ảnh hưởng đến vận động và đi lại.
Các bệnh lý viêm ảnh hưởng các khớp toàn thân trong đó có khớp cổ chân như: Viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,… cũng có nguy cơ dẫn đến viêm khớp cổ chân. Ngoài ra, những người có dị dạng khớp cổ chân bẩm sinh cũng dễ dẫn đến viêm khớp cổ chân.
Thoái hóa khớp
Quá trình lão hóa xương khớp diễn ra khiến cho phần sụn khớp, đặc biệt là sụn khớp ở cổ chân dần bị thoái hóa. Lúc này các xương cọ xát vào nhau gây ra tình trạng đau nhức, vận động khó khăn.
Triệu chứng toàn thân: Có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi,...
Bệnh viêm khớp cổ chân có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như thế nào?
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp cổ chân gồm có:
Viêm màng bao hoạt dịch khớp cổ chân: Khi khớp cổ chân bị viêm, các mạch máu xung quanh tăng tính thấm thu hút các yếu tố viêm dẫn đến màng hoạt dịch bị viêm.
Biến dạng khớp và teo cơ: Do không vận động trong thời gian dài, máu đến nuôi cơ giảm đi, lâu dần cơ sẽ teo đi do không được nuôi dưỡng. Tổn thương xương và các cấu trúc lân cận làm biến dạng trục tự nhiên của khớp dẫn đến biến dạng khớp do dính khớp,... khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.
Tàn phế: Nếu bệnh tình trở nên nghiêm trọng và không thể khắc phục được nữa, người bệnh phải đối diện với nguy cơ khớp cổ chân mất khả năng vận động suốt đời.
Đâu là những loại thuốc có thể sử dụng trong điều trị viêm khớp cổ chân?
Các loại thuốc có thể sử dụng trong điều trị viêm khớp cổ chân có thể là:
Thuốc bôi ngoài da: Các loại kem bôi có chứa một số thành phần như Capsaicin, tinh dầu bạc hà, long não hoặc CBD.
Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất.
Thuốc chống viêm NSAIDs: NSAIDs là thuốc kháng viêm giảm đau không chứa Steroid, phổ biến là: Aspirin, Meloxicam, Etodolac,.... NSAIDs được sử dụng kết hợp với Paracetamol khi người bệnh quá đau hoặc không có hiệu quả giảm đau khi dùng Paracetamol và các chế phẩm của nó.
Thuốc giãn cơ: Giúp giãn các cơ co, có thể kể đến như Cyclobenzaprine, Baclofen,... Dùng các thuốc này giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn.
Thuốc kèm theo: Bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh khỏe hơn như Glucosamine, vitamin C, D, E,...
Phương pháp xét nghiệm nào là tốt nhất để chẩn đoán viêm khớp cổ chân?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) được coi là cách tốt nhất để chẩn đoán viêm khớp cổ chân vì nó có thể phát hiện tổn thương dây chằng và sụn - những vấn đề thường không xuất hiện trên tia X. Tuy nhiên, MRI có những mặt hạn chế là chi phí cao, không có sẵn ở một số nơi và có thể bỏ lỡ các dấu hiệu sớm của viêm khớp.
Viêm khớp cổ chân được điều trị như thế nào mà không cần phẫu thuật?
Các phương pháp không phẫu thuật để điều trị viêm khớp cổ chân bao gồm:
Kiểm soát cân nặng.
Sử dụng giày hoặc dụng cụ chỉnh hình tùy chỉnh.
Sử dụng gậy hoặc khung tập đi để giảm căng thẳng cho khớp bị ảnh hưởng.
Các bài tập vật lý trị liệu.
Sử dụng các loại thuốc, bao gồm thuốc giảm đau, kháng viêm và tiêm steroid.
Hỏi đáp (0 bình luận)