Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thu Hà
Từng đảm nhiệm vị trí Phó khoa Kiểm soát bệnh tật tại Trung tâm Y tế Quận 1 và sau đó là chuyên viên tại Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận. Với hai bằng đại học Y khoa và Dược sĩ, bác sĩ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về y học và dược phẩm.
Xuất huyết phế nang lan tỏa (Diffuse Alveolar Hemorrhage - DAH) là một trường hợp cấp cứu y tế và đe dọa tính mạng có thể do nhiều rối loạn gây ra. Bệnh có biểu hiện là ho ra máu, thiếu máu và thâm nhiễm phế nang lan tỏa. Nhận biết sớm tình trạng bệnh là rất quan trọng, bởi vì chẩn đoán và điều trị kịp thời rất cần thiết để ngăn ngừa biến chứng tử vong.
Xuất huyết phế nang lan tỏa (DAH) đặc trưng bởi sự chảy máu vào các khoảng phế nang. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự phá vỡ màng đáy phế nang-mao mạch. Tổn thương màng đáy phế nang-mao mạch này có thể do chấn thương hoặc viêm các tiểu động mạch, tiểu tĩnh mạch hoặc vách ngăn phế nang mao mạch.
Xuất huyết phế nang là tình trạng bệnh hiếm gặp, tuy nhiên không được chẩn đoan và điều trị phù hợp sẽ nguy hiểm dẫn đến tử vong.
Xuất huyết phế nang lan tỏa là một biến cố cấp tính, đe dọa tính mạng và lặp đi lặp lại có thể dẫn đến viêm phổi, lắng đọng collagen ở đường dẫn khí nhỏ và cuối cùng là xơ hóa.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường kín đáo ở giai đoạn đầu nên dễ bị bỏ sót. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về bệnh xuất huyết phế nang lan tỏa, đa số đều cho thấy có nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán muộn. DAH là hội chứng tổn thương màng mao mạch - phế nang ở phổi, dẫn đến chảy máu từ mao mạch phổi vào trong phế nang. Các triệu chứng thường xuyên xuất hiện bao gồm:
Xuất huyết phế nang vô căn không chỉ gây lo lắng, mệt mỏi cho người mắc mà nó còn có các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, chức năng phổi và tính mạng người mang bệnh. Chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp có thể làm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh. Về sinh lý bệnh, có 2 nguồn cấp máu chính cho phổi là tuần hoàn phế quản và tuần hoàn phổi. DAH là tình trạng chảy máu từ nguồn tuần hoàn phổi, là nguồn cấp máu áp lực thấp nhưng thể tích tuần hoàn cao, do vậy chảy máu thường có tính chất lan tỏa, ít gây ho máu nhưng bệnh nhân dễ suy hô hấp và thiếu máu nặng.
Xuất huyết phổi không được kiểm soát có thể dẫn đến suy hô hấp đe dọa tính mạng và thậm chí tử vong. Các đợt DAH ngấm ngầm, tái phát nhiều lần có thể dẫn đến xơ phổi. Hầu hết các trường hợp DAH có thể được kiểm soát hoặc ngăn ngừa bằng các biện pháp can thiệp tích cực.
Khi có bất kỳ cảm giác khó chịu nào kể trên, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi.
Có 3 dạng chung của xuất huyết phế nang lan tỏa:
Viêm mạch hoặc viêm mao mạch: Bệnh u hạt với viêm đa mạch (GPA), viêm đa mạch vi thể, hội chứng Goodpasture, ban xuất huyết Henoch-Schönlein, viêm cầu thận liên quan đến phức hợp miễn dịch,…
Xuất huyết phổi nhẹ (nghĩa là không có viêm mao mạch hoặc viêm mạch): Thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc làm tan huyết khối; đông máu rải rác nội mạch, hẹp van hai lá và hở van hai lá, bệnh tắc tĩnh mạch phổi, nhiễm trùng, độc tố,…
Chảy máu phế nang liên quan đến một quá trình hoặc tình trạng khác: Tổn thương phế nang lan tỏa, thuyên tắc phổi, phù phổi do độ cao, nhiễm trùng, u máu mao mạch phổi,…
Đối với những trường hợp xuất huyết phế nang lan tỏa nhẹ, nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, tình trạng xuất huyết có thể được kiểm soát mà không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, bao gồm: Chảy máu nhiều có thể dẫn đến sốc, gây trụy tim mạch và có nguy cơ tử vong hoặc tình trạng đông máu có thể làm hẹp và tắc nghẽn đường thở, gây ra suy hô hấp.
Tiên lượng xuất huyết phế nang lan tỏa: Bệnh nhân có thể cần hỗ trợ thông khí cơ học và thậm chí có nguy cơ tử vong do suy hô hấp gây ra bởi xuất huyết. Xuất huyết phế nang tái phát có thể dẫn đến nhiễm hemosiderin trong phổi và xơ phổi, cả hai tình trạng này phát triển khi ferritin tích tụ trong phế nang gây độc. Một số bệnh nhân bị xuất huyết phế nang lan tỏa tái phát do viêm đa mạch vi thể có thể phát triển khí phế thũng.
Điều trị quan trọng nhất trong xuất huyết phế nang lan tỏa là điều trị nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Corticosteroid và Cyclophosphamide thường được dùng để điều trị các bệnh viêm mạch, bệnh lý mô liên kết và hội chứng Goodpasture. Hiệu quả của Rituximab đối với xuất huyết phế nang lan tỏa vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Đối với hội chứng Goodpasture liên quan đến xuất huyết phế nang lan tỏa, trao đổi plasma có thể là một phương pháp điều trị hữu ích. Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố VII hoạt hóa ở người có thể hiệu quả trong điều trị xuất huyết phế nang nặng, nhưng phương pháp này còn gây tranh cãi do nguy cơ biến chứng huyết khối. Trong một số trường hợp, Cyclophosphamide hoặc trao đổi huyết tương có thể được áp dụng để điều trị.
Có, nếu không được điều trị kịp thời hoặc nếu tình trạng nặng lặp lại nhiều lần, xuất huyết phế nang lan tỏa có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi như suy hô hấp, viêm phổi, xơ phổi,...
Có, người bệnh nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị như duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các yếu tố kích thích như thuốc lá và rượu, tuân thủ chỉ dẫn y tế để quản lý tình trạng bệnh.
Hỏi đáp (0 bình luận)