Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

30 tuổi có bị tiểu đường không? Kiểm soát bằng cách nào?

Ngày 02/09/2023
Kích thước chữ

Hiện nay, tiểu đường trở thành một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại ở người trẻ, không chỉ xuất hiện ở những người trên 40 tuổi như trước. Vậy những người 30 tuổi có bị tiểu đường không?

Hiện tại, đối tượng mắc bệnh tiểu đường ngầy càng trẻ hóa. Một số trường hợp người trẻ từ 25 - 30 tuổi cũng phải đối mặt với căn bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người không có triệu chứng rõ ràng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường và tìm câu trả lời cho câu hỏi “30 tuổi có bị tiểu đường không?”.

Tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng insulin (một loại hormone điều hòa đường huyết) một cách hiệu quả hoặc khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin. Tình trạng tăng đường huyết là kết quả phổ biến của bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, theo thời gian có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là dây thần kinh và mạch máu.

30 tuổi có bị tiểu đường không? Kiểm soát bằng cách nào? 1
Insulin hoạt động kém hiệu quả, gây ra bệnh tiểu đường

Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể chia thành 3 loại thường gặp: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ:

  • Tiểu đường tuýp 1: Bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên hoặc thời thơ ấu. Điểm quan trọng là cơ thể không tự sản xuất đủ insulin, do đó người bệnh phải tiêm insulin hàng ngày để kiểm soát đường huyết.
  • Tiểu đường tuýp 2: Bệnh tiểu đường loại 2 là tình trạng khi cơ thể không sử dụng đường (glucose) một cách hiệu quả để làm năng lượng. Điều này xảy ra vì cơ thể không thể sử dụng insulin đúng cách, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết trong máu. Nếu không kiểm soát được, bệnh tiểu đường loại 2 có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là dây thần kinh và mạch máu. Bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, tập thể dục đều đặn và kiểm tra yếu tố di truyền.
  • Tiểu đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi mức đường huyết của người mang thai cao hơn bình thường nhưng chưa đạt đến mức được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Tình trạng này thường xuất hiện khi phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang bệnh tiểu đường thai kỳ dễ gặp các vấn đề sức khỏe khi mang thai và sinh con. Ngoài ra, con cái của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

30 tuổi có bị tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường trước đây thường thấy ở đối tượng người trung niên và cao tuổi. Nhưng ngày nay, nhiều người trẻ và thiếu niên cũng mắc bệnh này, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Vậy những người 30 tuổi có bị tiểu đường không?

Những nguy cơ gây tiểu đường ở người trẻ bao gồm tiêu thụ thức ăn nhanh, uống đồ uống có đường, ít hoạt động vận động dẫn đến tăng cân và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Một số thanh niên có lối sống thiếu lành mạnh khi tiêu thụ các chất kích thích như rượu, thuốc lá và có thể bỏ bữa vì chơi game, làm suy giảm khả năng cơ thể sử dụng insulin và gây ra vấn đề về chuyển hóa dẫn tới bệnh tiểu đường.

Khi mới tăng cân, cơ thể có thể trở nên kháng hormone insulin. Điều này làm cho insulin không hoạt động tốt để giảm đường huyết. Tuyến tụy phải làm việc hết sức mình để duy trì mức đường huyết trong khoảng bình thường nhưng sau một thời gian, tuyến tụy không thể làm điều này nữa và dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 ở trẻ em và thanh thiếu niên. Do đó, những người trong độ tuổi 30 vẫn có khả năng bị bệnh tiểu đường nếu như có lối sống không lành mạnh.

30 tuổi có bị tiểu đường không? Kiểm soát bằng cách nào? 2
Ăn nhiều thức ăn nhanh có thể là một trong những nguy cơ gây tiểu đường ở người trẻ 30 tuổi

Biến chứng bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi

Ngoài việc kiểm soát đường huyết, có một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của các biến chứng của bệnh tiểu đường. Điều này bao gồm thời gian bạn đã mắc bệnh, tuổi tác, có tiền sử gia đình về biến chứng của bệnh tiểu đường, việc hút thuốc, các vấn đề liên quan đến mức độ lipid trong máu (chất béo) và tình trạng tăng huyết áp.

Bệnh thận tiểu đường

Bệnh thận tiểu đường thường bắt đầu với microalbumin niệu, một dấu hiệu sớm của tổn thương thận do tiểu đường. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng huyết áp và bệnh tim mạch, suy thận. Khi bị suy thận, bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Bệnh thần kinh tiểu đường

Bệnh thần kinh tiểu đường là một vấn đề quan trọng cần xem xét ở người trẻ tuổi, đặc biệt là khi có các triệu chứng như nôn mửa tái phát hoặc đau dai dẳng. Bệnh này có thể là do tổn thương thần kinh tự chủ và ngoại biên.

Biến chứng mạch máu lớn

Mặc dù hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên mắc tiểu đường, biến chứng mạch máu lớn có thể xuất hiện do tăng huyết áp, hút thuốc và rối loạn lipid máu. Các yếu tố khác cũng có thể góp phần vào tình trạng xơ vữa động mạch lớn.

Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở thanh niên các nước phương Tây. Bệnh này phát triển từ các vấn đề về mạch máu và xuất huyết trong võng mạc, mức độ nghiêm trọng có thể tăng dần từ bệnh nền ban đầu đến bệnh võng mạc tăng sinh sau này.

30 tuổi có bị tiểu đường không? Kiểm soát bằng cách nào? 3
Cận cảnh bệnh võng mạc tiểu đường

Các bệnh tự miễn liên quan

Suy giáp và bệnh Celiac thường đi kèm với tiểu đường loại 1 nhưng chúng thường không biểu hiện qua triệu chứng. Để kiểm tra thì cần thực hiện các xét nghiệm để dễ dàng chẩn đoán hai bệnh này. Suy giáp là khi tuyến giáp không hoạt động đúng cách, trong khi bệnh Celiac là tổn thương ruột non do phản ứng quá mức với gluten - một chất có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mì.

Kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Để tránh mắc bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Ăn đúng cách: Hãy ăn nhiều rau và trái cây để cung cấp chất xơ và vitamin cho cơ thể. Tránh thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn vặt. Hạn chế ăn nhiều vào bữa tối. Không uống đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hãy tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
  • Giữ cân nặng ở mức an toàn: Theo dõi chỉ số BMI của bạn và cố gắng duy trì nó ở mức phù hợp.
  • Quản lý căng thẳng: Hạn chế căng thẳng để giảm sản xuất hormone căng thẳng trong cơ thể.
  • Cải thiện giấc ngủ: Hãy duy trì lịch trình ngủ đều đặn để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều này giúp phát hiện tiểu đường sớm hơn và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
30 tuổi có bị tiểu đường không? Kiểm soát bằng cách nào? 4
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện tiểu đường sớm hơn và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm

Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường và giải đáp thắc mắc rằng “30 tuổi có bị tiểu đường không?”. Có thể thấy, việc xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, tăng cường vận động là một điều vô cùng quan trọng để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường ở người trẻ hiệu quả.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin