Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nằm điều hòa bị đau họng, nghẹt mũi là tình trạng phổ biến vào mùa hè, nhất là trẻ em. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy nằm điều hòa bị đau họng do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Vào mùa hè nóng bức, điều hòa chính là thiết bị điện được người dân sử dụng nhiều nhất. Với khả năng làm mát nhanh chóng, có thể nói điều hòa chính là “cứu tinh” của mùa hè. Điều hòa giúp xoa tan cái nóng, giúp con người dễ chịu, thoải mái để có giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, việc lạm dụng hay sử dụng điều hòa không đúng cách cũng có thể gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ em. Trong đó, nằm điều hòa bị đau họng, nghẹt mũi là một trong những vấn đề phổ biến nhất.
Đau họng, nghẹt mũi là những vấn đề thường gặp phải khi nằm điều hòa trong thời gian dài, đặc biệt là qua đêm. Dấu hiệu đau họng, nghẹt mũi do điều hòa cũng tương tự như một số bệnh lý hô hấp khác.
Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra cách khắc phục và tránh nguy cơ bỏ sót bệnh. Bạn có thể nhận biết tình trạng nằm điều hòa bị đau họng nếu:
Theo các chuyên gia, có rất nhiều 4 nguyên nhân hàng đầu gây đau họng, nghẹt mũi khi sử dụng điều hòa không đúng cách.
Nhiều người thường có thói quen bật điều hòa lạnh sâu, thậm chí vừa bật điều hòa vừa đắp chăn để tận hưởng cảm giác mát lạnh giữa mùa hè. Thói quen này chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra đau họng, nghẹt mũi. Việc bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài hay ngồi ngay dưới luồng gió điều hòa có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, hệ hô hấp của bị tổn thương dẫn đến tình trạng đau rát họng, viêm họng. Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng với môi trường bên ngoài quá lớn cũng khiến cơ thể dễ bị sốc nhiệt rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, việc bật điều hòa trong phòng kín sẽ khiến lượng oxy sụt giảm, không khí khó lưu thông, làm tăng nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn bám trên bề mặt da hoặc niêm mạc đường hô hấp của những người sống chung không gian.
Không khí chúng ta hít thở trong phòng đã đi qua bộ lọc của điều hòa. Vì thế, nếu lâu ngày không bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa, bộ lọc sẽ bị bám bụi bẩn, nấm mốc và trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn. Khi hít phải không khí chứa vi khuẩn, nấm mốc, hệ hô hấp của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng gây ra nhiều bệnh lý hô hấp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều người nằm điều hòa bị đau họng.
Khi bật điều hòa, độ ẩm trong không khí sẽ bị giảm đi đáng kể. Nếu không áp dụng các biện pháp bù ẩm, không khí quá khô sẽ kích thích niêm mạc đường hô hấp gây khô rát họng, đau họng, nghẹt mũi,… Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng điều hòa qua đêm do cơ thể bị mất nước khiến tuyến nước bọt không tiết đủ để làm ẩm cho miệng và cổ họng.
Há miệng khi ngủ cũng là một thói quen xấu dẫn đến tình trạng nằm điều hòa bị đau họng. Thói quen này sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường thở dễ dàng hơn, gây ra tình trạng đau họng, ho sau khi ngủ dậy.
Theo các chuyên gia, nhiệt độ lý tưởng trong phòng khoảng 25 đến 26 độ C. Tuy nhiên, mức nhiệt này cũng phụ thuộc vào nhiều đối tượng và hoạt động khác nhau. Với trẻ em, nhiệt độ có thể giảm xuống. Đặc biệt không nên để chênh lệch quá 5 độ C với nhiệt độ bên ngoài. Lưu ý, đây là nhiệt độ thực tế tại phòng, tránh nhầm lẫn với nhiệt độ hiển thị trên điều hòa.
Để tránh bị khô da, khô mũi khi dùng điều hòa bạn có thể sử dụng song song máy bù ẩm, dùng chậu nước đặt trong phòng để cung cấp độ ẩm cho không gian. Điều này sẽ giúp bạn tránh nguy cơ nằm điều hòa bị đau họng, đồng thời giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều.
Vào những ngày nắng nóng cao điểm, việc sử dụng điều hòa với công suất tối đa cả ngày là thói quen của nhiều gia đình. Tuy nhiên việc này không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn rất có hại cho sức khỏe. Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng điều hòa trong trường hợp cần thiết, không ở trong phòng điều hòa liên tục trên 6 tiếng mỗi ngày.
Tùy vào thời sử dụng, các gia đình nên thực hiện vệ sinh điều hòa định kỳ. Đối với hộ gia đình chỉ sử dụng điều hòa trong mùa hè thì vệ sinh ít nhất 2 lần/năm. Hoặc vệ sinh 4 lần/năm đối với những gia đình sử dụng điều hòa liên tục cả 2 mùa.
Trên đây là một số lý do nằm điều hòa bị đau họng, nghẹt mũi điển hình. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm gây đau họng khi dùng điều hòa. Đồng thời biết cách sử dụng điều hòa khoa học, an toàn cho sức khỏe.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.