Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kiểm soát chỉ số HbA1C đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường, giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm khác. Các biện pháp hiệu quả như tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, kiểm soát chế độ dinh dưỡng và thường xuyên theo dõi đường huyết sẽ giúp duy trì chỉ số này ở mức ổn định. Ngoài ra, tăng cường tập thể dục và giảm stress cũng là cách hữu hiệu để kiểm soát chỉ số HbA1C. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi bài viết sau để biết Top 7 cách kiểm soát chỉ số HbA1C hiệu quả cho người tiểu đường nhé.
Chỉ số HbA1C giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh cũng như theo dõi quá trình điều trị của từng bệnh nhân tiểu đường. Việc giảm và duy trì chỉ số này ở mức ổn định không chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng mà còn nâng cao sức khỏe của người bệnh. Vậy có những cách kiểm soát chỉ số HbA1C hiệu quả nào cho người tiểu đường?
HbA1C là một sản phẩm do đường glucose liên kết với hemoglobin trong máu tạo thành. Chính vì vậy HbA1C là một trong những chỉ số quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Thông thường, một tế bào hồng cầu có vòng đời khoảng 2 - 3 tháng thì HbA1C đã tồn tại khoảng 120 ngày và thay đổi sau 4 tuần.
Chỉ số HbA1C ở người bình thường sẽ nhỏ hơn 5,7%. Nếu chỉ số này trong khoảng từ 5,7% - 6,4% sẽ là dấu hiệu mắc tiền đái tháo đường. Những trường hợp có chỉ số HbA1C từ 6,5% trở lên được chẩn đoán là mắc bệnh đái tháo đường.
Chỉ số HbA1C hỗ trợ bác sĩ đánh giá được quá trình kiểm soát đường huyết trong 3 tháng và điều chỉnh kế hoạch điều trị kịp thời. Ngoài ra, xét nghiệm HbA1C sớm cũng giúp tầm soát tình trạng tiền đái tháo đường kịp thời. Đối với những người mắc tiểu đường, nếu chỉ số HbA1C được duy trì dưới 6,5% thì nguy cơ phát sinh các biến chứng liên quan đến mắt, thận, tim mạch và thần kinh sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Kiểm soát chỉ số HbA1C giúp nhiều bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường và hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm. Để duy trì chỉ số này ở mức an toàn, người bệnh cần áp dụng những biện pháp phù hợp cũng như tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Các bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, chất béo bão hòa và các loại mỡ xấu. Đặc biệt, tránh các món có hàm lượng đường cao như bánh kẹo và trái cây ngọt như nho, xoài, chuối,... Thay vào đó, bệnh nhân nên ưu tiên sử dụng rau xanh, chất béo lành mạnh từ cá hồi, bơ, các loại hạt và trái cây ít đường như bưởi, cam để đảm bảo lượng đường huyết ổn định, không tăng cao.
Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ là một trong những cách hiệu quả để kiểm soát chỉ số HbA1C. Tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc theo hướng dẫn giúp đảm bảo quá trình điều trị bệnh an toàn và hiệu quả nhất. Người bệnh không nên tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng thuốc mà không thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
Các loại đồ ăn vặt hầu như đều chứa lượng đường và calo rất lớn. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân bị tiểu đường lại thường xuyên có cảm giác đói và thèm ăn. Vậy nên việc hạn chế tiêu thụ đồ ăn vặt là một biện pháp nhằm hạn chế tình trạng dư thừa glucose trong cơ thể giúp duy trì chỉ số HbA1C ổn định.
Những bệnh nhân tiểu đường loại 1 phải sử dụng insulin sau bữa ăn vặt để kiểm soát lại lượng đường đã nạp. Nếu trong thời gian tác dụng của thuốc, bệnh nhân nạp thêm đường và tinh bột khiến mức đường huyết tăng cao dẫn đến việc phải tiêm thêm insulin. Tình trạng dư thừa insulin có thể làm tăng nguy cơ tụt đường huyết, lúc này người bệnh buộc phải bổ sung đường khiến chỉ số HbA1C biến động theo chiều hướng xấu đi.
Nhiều người sắp và đang bị tiểu đường thường có cảm giác thèm ăn và phải kiêng cử nhiều loại thực phẩm. Nhiều người bệnh còn lựa chọn bỏ bữa chính để giảm glucose nạp vào cơ thể. Tuy nhiên khi cơ thể quá đói, người bệnh lại càng thấy thèm ăn hơn và có thể lựa chọn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến mức đường huyết. Do đó, việc không bỏ bữa sẽ giúp kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn.
Người bệnh tiểu đường cần thường xuyên kiểm tra mức đường huyết trong ngày, đặc biệt là trước mỗi bữa ăn và 2 giờ sau khi ăn. Việc này giúp bác sĩ và bệnh nhân nắm được chính xác tình trạng đường huyết của họ. Dựa vào những thông tin này, bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và kế hoạch điều trị một cách hiệu quả hơn.
Tập thể dục giúp tăng cường độ nhạy của cơ thể với insulin, cho phép quá trình trao đổi chất và tạo năng lượng của cơ thể từ đường glucose hiệu quả với ít insulin hơn. Nhờ đó, chỉ số HbA1C sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn giúp giảm căng thẳng và mang lại sự thư giãn cho tinh thần.
Căng thẳng làm cơ thể tiết ra nhiều cortisol làm tăng đường huyết và chỉ số HbA1C lên cao. Khi ở trạng thái căng thẳng, người bệnh tiểu đường có xu hướng ăn vặt nhiều hơn và ít vận động, tập thể dục. Những hành vi này khiến bệnh tiểu đường càng thêm trầm trọng và nguy hiểm.
Hy vọng qua bài viết này chúng ta đã biết thêm nhiều cách kiểm soát chỉ số HbA1C hiệu quả cũng như tầm quan trọng của chỉ số HbA1C đối với người bệnh tiểu đường. Việc kiểm soát chỉ số HbA1C không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn giảm thiểu nguy cơ biến chứng từ bệnh tiểu đường. Hãy theo dõi các thông tin từ Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...