Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng đau đầu gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Ngoài việc sử dụng thuốc đông y hoặc tây y, nhiều người đã tìm hiểu về các loại rau có tác dụng giảm đau đầu. Vậy ăn cải cúc chữa đau đầu có tốt không?
Sử dụng thuốc tây y có tác dụng làm giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên dùng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng không mong muốn. Do vậy nhiều người bệnh mong muốn tìm kiếm các loại rau quả có công dụng trị đau đầu thay thế cho thuốc. Để có thêm những kiến thức về vấn đề này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu về chủ đề “Ăn cải cúc chữa đau đầu”.
Cải cúc có nhiều tên gọi khác như cúc tần ô, đồng hao, rau cúc… Tên khoa học của cải cúc là Chrysanthemum coronarium, họ Cúc - Asteraceae. Cây cúc tần ô là cây thân thảo, thân cúc mọc thẳng, cao, bề mặt nhẵn, thân mang nhiều cành lá. Các lá mọc ôm vào thân, dạng hình phiến xẻ lông chim, thùy lá hình mác nhưng ở phần đầu thường mở rộng, mép lá hình răng cưa. Hoa mọc thành từng cụm trên đầu cành, có màu vàng, thường có lá bắc khô xác ở đầu.
Rau cải cúc được trồng ở nhiều nơi, là một loại rau ăn phổ biến vào mùa đông. Một số ít được khai thác trong việc sử dụng làm thuốc trị bệnh. Khi dùng cây cải cúc làm thuốc, người ta có thể dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng dâm.
Cây cải cúc mọc hoang và được trồng nhiều ở các nước vùng Châu Á. Cải cúc chứa tinh dầu thơm, mùi đặc biệt, dễ nhận biết. Thành phần dinh dưỡng bao gồm:
Bộ phận dùng của rau cải cúc là phần trên mặt đất, tức là bao gồm thân non và lá. Rau cải cúc có vị hơi đắng, hương thơm đặc trưng của tinh dầu trong rau cải cúc. Rau cải cúc tươi thường được dùng để kẹp bánh mì, salad hoặc sandwich, nấu thành canh hay nhúng lẩu. Trong nấu ăn, rau cải cúc có thể dễ dàng chế biến và có nhiều công dụng, do đó loại rau này rất phổ biến với người Châu Á. Ngoài ra, có thể ngâm rồi chiên cải cúc trong bột tempura, hấp, xào hoặc nấu súp, đôi khi có thể thêm vào trong các món hầm.
Rau cải cúc có tác dụng gì? Trong Đông y, rau cải cúc có tính bình, vị cay, ngọt. Cây chứa nhiều chất xơ kết hợp với tinh dầu có tác dụng hỗ trợ quá trình đào thải các chất, khí dư thừa trong dạ dày ra ngoài thông qua đường tiêu hóa. Cải cúc lành tính, mát, vị thanh ngọt có công dụng tốt đối với trí não, hệ thần kinh, phù hợp với người mắc các bệnh như cao huyết áp, bệnh mạch vành, bổ sung dinh dưỡng và chất xơ cho phụ nữ sau sinh… Ngoài ra, những người đang gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên sử dụng, vì rau cải cúc có thể làm cho bệnh nặng hơn.
Bên cạnh cành non và lá thì hoa của rau cải cúc cũng rất giàu vitamin và khoáng chất như kali, vitamin B, sắt, vitamin C và chất chống oxy hóa… giúp làm giảm huyết áp, phòng tránh ung thư phổi. Ăn rau cải cúc chữa đau đầu, cảm lạnh, nhiễm trùng, giảm đau, khô mắt, xơ vữa động mạch, đột quỵ, tránh táo bón…
Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều vì rau cải chứa thành phần pyrethrin có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể nếu tiêu thụ một lượng lớn trong thời gian ngắn. Những ai không nên ăn rau cải cúc? Cây rau cải cúc cũng có thể gây ra phản ứng dị ứng đối với người có tiền sử dị ứng với bồ công anh, hoa cúc, cây vàng, cỏ phấn hương hoặc hoa hướng dương. Không nên dùng cho người đang dùng các thuốc điều trị bệnh gout, HIV, máu cao, insulin, mụn rộp hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả rất tốt, đồng thời cũng có những lợi ích khác như:
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chế biến món ăn bổ dưỡng từ rau cải cúc dưới đây:
Rau cải cúc không phải là loại rau xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên ít người biết hết công dụng tuyệt vời của nó. Bài viết “Ăn cải cúc chữa đau đầu có hiệu quả tốt không? Những tác dụng của cải cúc” trên đây của Nhà thuốc Long Châu đã bổ sung thêm những kiến thức về công dụng và các cách chế biến rau cải cúc. Hy vọng những thông tin này có ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ thông qua trong web của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.