Ăn ngải cứu có tác dụng gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ ngải cứu
Ngày 23/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Ngải cứu vừa là loại rau vừa là cây làm thuốc với cách sử dụng đơn giản, hiệu quả và không tốn kém. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tác dụng của loại cây này. Vậy ăn ngải cứu có tác dụng gì? Ăn ngải cứu có tốt không?
Ngải cứu từ lâu đã được biết đến là loại cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây cũng là cây thuốc nam xuất hiện nhiều trong các bài thuốc dân gian, y học cổ truyền. Cụ thể ăn ngải cứu có tác dụng gì hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Ăn ngải cứu có tác dụng gì?
Ăn ngải cứu có tốt không hay ăn ngải cứu có tác dụng gì thường không phải ai cũng biết.
Cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu từ 0.2 đến 0.34%, thành phần chính là monoterpenes, tricosanol, sesquiterpene, dehydromatricaria esters, tetradecatriline, arachololcol,...
Ngải cứu có nhiều tác dụng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng như an thần, lợi mật, kháng khuẩn, cầm máu,... Theo kinh nghiệm dân gian, ăn ngải cứu có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, chống tiêu chảy, táo bón, tiểu tiện ra máu,...
Có nhiều cách sử dụng ngải cứu như sấy khô để sử dụng lâu dài hoặc dùng tươi trực tiếp. Mặc dù ăn ngải cứu có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể nhưng không nên lạm dụng, vì nếu ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ. Ăn nhiều ngải cứu có thể gây say, co giật dẫn đến tổn thương tế bào não.
Mỗi người chỉ nên ăn ngải cứu 1-2 lần/tuần, nếu bị bệnh thì dùng ngải cứu khô sắc uống, mỗi lần chỉ nên uống 3-5g ngải cứu khô, uống theo từng đợt, không nên uống kéo dài.
Những đối tượng không nên ăn ngải cứu
Do có dược tính cao nên ngải cứu cũng có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Các chuyên gia khuyến cáo người mắc các bệnh sau không nên ăn ngải cứu:
Người mắc bệnh thận: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá ngải cứu có thể gây hại cho thận. Sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể dẫn đến chóng mặt, ù tai và tổn thương thận.
Người bị viêm gan: Tinh dầu ngải cứu có thể làm thuốc và cũng có một thành phần độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính do ngộ độc và vàng da, khiến gan to, nước tiểu đục và có dịch mật. Vì vậy, người bị viêm gan nên tránh ăn món này.
Phụ nữ trong thời kỳ đầu mang thai: Theo các chuyên gia, bà bầu 3 tháng đầu không được dùng ngải cứu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp động thai có dấu hiệu ra máu, có thể dùng ngải cứu sao vàng và sắc uống. Tuy nhiên, phải cẩn thận khi sử dụng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp và kịp thời.
Người bị rối loạn tiêu hoá: Ngải cứu có tác dụng tăng cường đi tiểu, được xem là thuốc nhuận tràng hữu hiệu. Tuy nhiên, chính vì tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột nên tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh sẽ khó kiểm soát và nghiêm trọng hơn.
Một số bài thuốc và món ăn từ ngải cứu chữa bệnh
Có rất nhiều bài thuốc sử dụng ngải cứu để điều trị bệnh. Những bài thuốc dưới đây là phương pháp chữa trị những căn bệnh thường gặp khá hiệu quả:
Trị mụn cóc: Ngải cứu giã nát rồi đắp lên mụn cóc hàng ngày, liên tục 3-10 ngày sẽ có tác dụng.
Điều trị mụn trứng cá: Nghiền nát ngải cứu rồi đắp lên nốt mụn, đợi 20 phút rồi rửa sạch với nước, thực hiện cho đến khi giảm mụn.
Chữa ngứa, ghẻ: Sau khi giã nát ngải cứu, vắt lấy nước và trộn với nước tắm hàng ngày. Thực hiện liên tục trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả.
Điều trị bong gân: Lá ngải cứu tươi giã nát hoặc lá ngải cứu khô ngâm rượu rồi đắp lên chỗ bong gân, mỗi ngày một lần. Nếu bong gân đau và sưng tấy có áp dụng 2 lần/ngày. Có thể thay rượu bằng giấm.
Điều trị cảm lạnh và cúm: Đun sôi lá ngải cứu, lá khuynh diệp và vỏ bưởi với 2 lít nước, sau đó xông hơi trong vòng 15 phút. Thực hiện liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Chữa đau nhức xương khớp: Nhờ tính nóng, ngải cứu được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp. Cây ngải cứu có tác dụng giúp lưu thông khí huyết tốt cho hệ xương khớp, giảm đau nhức, kháng viêm, đặc biệt với những người bị bệnh về gai cột sống, thấp khớp,… Có thể giã ngải cứu lấy nước cốt trộn với mật ong để uống hoặc giã nhuyễn làm thuốc đắp.
Dưới đây là một số món ăn từ ngải cứu hỗ trợ điều trị bệnh:
Gà hầm ngải cứu: Nguyên liệu gồm 1 con gà khoảng 350g, 20g kỷ tử, 2 quả lê, 10g đương quy, 250g rượu nấu trong nửa lít nước. Khi nước cạn còn một nửa thì chia làm 5 phần ăn trong ngày. Ăn trong khoảng 1-2 tuần để chữa cơ thể suy nhược, chán ăn.
Trứng chiên ngải cứu: Là món ăn đơn giản, dễ chế biến, nếu ăn 1-2 lần/tuần giảm ứ huyết, thông huyết, tốt cho quá trình trao đổi chất, giải độc.
Óc heo ngâm chưng ngải cứu: Giúp kích thích ăn ngon miệng hơn do trong lá ngải cứu có chứa adenine và choline, hai thành phần tạo nên vitamin B có tác dụng trong quá trình chuyển hóa các chất.
Lưu ý khi dùng ngải cứu
Cây ngải cứu được biết đến với nhiều lợi ích về sức khỏe và chữa bệnh. Tuy nhiên, sử dụng trong chế biến món ăn hay làm thuốc cần thận trọng. Nếu sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể dẫn đến say hoặc gây phản tác dụng. Do đó, khi sử dụng ngải cứu, cần lưu ý những điều sau:
Không nên lạm dụng ngải cứu, mỗi lần chỉ nên ăn tối đa 5 lá, không ăn quá 3 lần/tuần.
Người đang mang thai, sảy thai, sinh non không nên ăn.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên dùng ngải cứu hàng ngày.
Không dùng ngải cứu khi đang dùng thuốc điều trị trầm cảm, tiểu đường, thuốc chống đông máu, ung thư, kháng khuẩn… sẽ gây tương tác thuốc.
Hãy thật cẩn thận khi sử dụng ngải cứu với những người dị ứng với thành phần thảo dược.
Không dùng ngải cứu quá 4 tuần.
Ngải cứu rất tốt cho sức khỏe, sử dụng ngải cứu đúng cách để thấy được hiệu quả của loại thảo dược này. Ngoài ra, bạn cần chú ý những đối tượng không nên sử dụng ngải cứu đã đề cập ở trên. Hy vọng những thông tin về ăn ngải cứu có tác dụng gì sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để cải thiện sức khỏe. Tốt nhất, việc sử dụng ngải cứu hay các loại thảo dược với mục đích điều trị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.