Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ăn nhiều có tốt không? Điều gì sẽ xảy ra trong cơ thể khi ăn quá nhiều?

Ngày 10/10/2024
Kích thước chữ

Mọi người thường có thói quen nhắc nhở người thân, nhất là trẻ em ăn thật nhiều để có sức. Thế nhưng thực chất, ăn nhiều có tốt không? Điều gì sẽ xảy ra bên trong cơ thể nếu như chúng ta ăn quá nhiều?

Ăn uống quá mức cần thiết, ăn nhiều bữa, vượt quá nhu cầu năng lượng của cơ thể là thói quen của rất nhiều người. Phần lớn là do họ sợ phung phí thức ăn, mặt khác họ nghĩ điều này sẽ tốt cho sức khỏe, cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin, giải đáp cho câu hỏi “Ăn nhiều có tốt không?” và những ảnh hưởng của việc ăn quá nhiều đối với cơ thể, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.

Ăn nhiều có tốt không?

Vậy, ăn nhiều có tốt không? Ăn nhiều có nghĩa là ăn nhiều bữa, ăn nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể. Và dĩ nhiên, việc ăn quá nhiều trong thời gian dài sẽ không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Ăn nhiều bữa có thể gây ảnh hưởng tới cân nặng, giấc ngủ và các cơ quan khác trong cơ thể ngắn và dài hạn. Một điều dễ thấy đó chính là ăn quá nhiều sẽ khiến bạn tăng cân không mong muốn, gây thừa cân béo phì. Thậm chí, cân nặng vượt quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.

Nhìn chung, ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau.

Ăn nhiều có tốt không? Điều gì sẽ xảy ra trong cơ thể khi ăn quá nhiều?1
Ăn nhiều là thói quen không hề tốt cho sức khỏe

Điều gì sẽ xảy ra khi ăn quá nhiều?

Trước tiên, ăn quá nhiều sẽ khiến cho dạ dày phải giãn nở ra nhiều hơn so với kích thước bình thường để có thể thích nghi với lượng thức ăn lớn. Dạ dày càng giãn nở thì các cơ quan khác càng bị chèn ép, gây cảm giác khó chịu. Người ăn quá nhiều có thể cảm thấy uể oải, mệt mỏi hoặc buồn ngủ.

Việc ăn quá nhiều cũng sẽ gây áp lực lên các bộ phận khác trong cơ thể, chúng phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa lượng thức ăn này. Cơ thể sẽ cần tiết ra thêm các hormone và enzyme để phá vỡ lượng thức ăn, riêng dạ dày sẽ tạo ra axit clohydric. Nếu tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như bánh pizza, bánh mì pho mát,... thì bạn rất dễ bị ợ chua.

Bên cạnh đó, dạ dày cũng có thể tạo ra khí, khiến cho bạn có cảm giác bị đầy bụng, khó chịu. Quá trình trao đổi chất phải diễn ra nhanh chóng hơn để có thể đốt cháy lượng calo thừa này.

Ăn nhiều có tốt không? Điều gì sẽ xảy ra trong cơ thể khi ăn quá nhiều?2
Ăn nhiều khiến bạn khó kiểm soát cân nặng, dễ tăng cân, béo phì

Những ảnh hưởng tới cơ thể khi ăn quá nhiều

Ngoài việc tăng cân mất kiểm soát, dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tiểu đường,... Khi ăn quá nhiều, cơ thể bạn còn gặp phải các vấn đề như:

Dạ dày bị khó chịu

Lượng lớn thức ăn sẽ làm cho hệ tiêu hóa bị căng thẳng, gây chướng bụng, đầy hơi và khó chịu. Bằng cách ăn chậm, nhai kỹ bạn có thể tránh khỏi tình trạng này dù đây chưa phải là giải pháp tốt nhất. Ngoài ra, hãy đợi đến sau bữa ăn mới uống nước và cắt giảm khẩu phần thức ăn có thể gây đầy hơi chướng bụng như nước uống có gas, đồ cay nóng,...

Cảm thấy bồn chồn

Ăn quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ ngay sau khi vừa ăn xong nhưng thực chất, việc ăn quá nhiều sẽ khiến cho bạn cảm thấy bồn chồn và mất ngủ. Ngoài ra, nếu như bạn ăn nhiều carbs, mức đường trong cơ thể bạn có thể giảm xuống ngay cả khi bạn đã đi ngủ đúng giờ, khiến cho bạn dễ bị tỉnh dậy và cảm thấy đói bụng. Do đó, để tránh gặp phải tình trạng này, hãy ngừng ăn trước khi đi ngủ.

Suy giảm chức năng não bộ

Ăn quá nhiều trong một thời gian dài có thể gây suy giảm chức năng não bộ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra việc liên tục ăn quá nhiều và thừa cân béo phì gây suy giảm tinh thần ở những người lớn tuổi. Ngược lại, những người không ăn quá nhiều không gặp phải tình trạng này.

Bụng to lên

Việc ăn nhiều sẽ khiến cho kích thước bụng của bạn tăng nhẹ. Bạn có thể nhầm tưởng rằng quần của bạn co lại nhưng thực chất đó là do dạ dày bạn đã to ra, thay đổi kích thước. Chỉ khi thức ăn đã được tiêu hóa hết thì dạ dày mới trở lại trạng thái ban đầu.

Tăng nguy cơ mắc bệnh

Thỉnh thoảng ăn quá nhiều sẽ không gây hại đến sức khỏe, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều và liên tục trong thời gian dài, bạn có thể bị béo phì. Béo phì là khi chỉ số BMI cơ thể đạt từ 30 trở lên, kéo theo nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.

Rối loạn cảm giác đói

Hai hormone chính ảnh hưởng tới cảm giác đói đó chính là ghrelin và leptin, nếu ghrelin kích thích sự thèm ăn, gây đói bụng thì leptin sẽ ngăn chặn sự thèm ăn. Sau khi bạn ăn xong, leptin sẽ cho bạn biết rằng cơ thể đã nạp đủ lượng thức ăn và đã no.

Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều sẽ phá vỡ sự cân bằng này. Các thực phẩm giàu chất béo, nhiều muối, đường sẽ giải phóng dopamine đồng thời kích hoạt các trung tâm khoái cảm trong não của bạn. Dần theo thời gian, cơ thể sẽ liên kết các khoái cảm này với một số các loại thực phẩm, thường là những thực phẩm chứa nhiều calo, chất béo. Quá trình này kéo dài gây đè nặng lên cơ chế điều tiết cảm giác đói, từ đó bạn sẽ ăn nhiều hơn không phải vì đói bụng mà vì những khoái cảm.

Các hormone này bị gián đoạn nhiều có thể gây ra chu kỳ ăn quá nhiều vĩnh viễn. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn có thể chia nhỏ một số loại thực phẩm đồng thời hãy ăn với tốc độ chậm để cơ thể cảm thấy no.

Ăn nhiều có tốt không? Điều gì sẽ xảy ra trong cơ thể khi ăn quá nhiều?3
Bạn dễ bị rối loạn cảm giác đói khi ăn quá nhiều

Như vậy, ăn nhiều là thói quen không hề tốt cho sức khỏe về lâu dài. Do đó, bạn chỉ nên ăn ở mức hợp lý, không vượt quá nhu cầu của bản thân để không gặp phải những vấn đề về sức khỏe không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin