Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Huỳnh Như
Mặc định
Lớn hơn
Thịt vịt là thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực và thường được dùng để nấu các món ăn tẩm bổ cho người bệnh, người sau phẫu thuật… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ăn thịt vịt có để lại sẹo không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Việc hình thành sẹo sau phẫu thuật hay chấn thương là quá trình tự nhiên của cơ thể khi da cần phục hồi và tái tạo mô. Sự xuất hiện của sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có một quan niệm cho rằng việc ăn thịt vịt có thể gây sẹo hoặc làm sẹo lồi. Vậy ăn thịt vịt có để lại sẹo không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về mối liên hệ giữa việc ăn thịt vịt và sự hình thành sẹo qua bài viết dưới đây nhé.
Thịt vịt là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời không kém so với thịt lợn và thịt bò. Đặc biệt, hàm lượng cholesterol trong thịt vịt thấp hơn so với thịt bò và thịt lợn. Ngoài protein, thịt vịt cũng chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin E và các khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, phospho, cũng như các axit amin như lysin, threonin, glycine, đều cần thiết cho quá trình phục hồi của cơ thể.
Mặc dù thịt vịt có hàm lượng protein cao không kém so với thịt bò, và hàm lượng cholesterol thấp hơn, nhưng người sau phẫu thuật không nên ăn thịt vịt vì những lý do sau đây:
Vì vậy, dù thịt vịt có nhiều lợi ích, người sau phẫu thuật nên hạn chế hoặc tránh ăn nó để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
Dựa vào những thông tin đã được đề cập ở trên, ăn thịt vịt sau quá trình phẫu thuật có thể gián tiếp tạo ra sẹo lồi. Mặc dù thịt vịt chứa nhiều dưỡng chất có lợi như protein, canxi, và các loại vitamin, giúp tăng cường quá trình phục hồi sau phẫu thuật, nhưng cũng vì vậy mà chúng có thể kích thích sự tăng sinh collagen quá mức, gây hình thành sẹo lồi, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lành vết thương trên da sau phẫu thuật.
Theo các thống kê cho thấy, đã ghi nhận những trường hợp tình trạng vết thương hở chuyển biến xấu hơn, có những dấu hiệu như ngứa ngáy, mưng mủ, sẹo lồi sau khi người bệnh ăn quá nhiều thịt vịt trong quá trình phục hồi vết thương. Kinh nghiệm cho thấy, các cá nhân sau phẫu thuật, đặc biệt là mẹ sau sinh mổ và những người phẫu thuật thẩm mỹ, nên hạn chế ăn thịt vịt.
Tuy nhiên, theo thực tế hiện nay vẫn chưa có một dẫn chứng y khoa cụ thể nào về việc khi bị vết thương hở không nên ăn thịt vịt. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên người bệnh nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất để vết thương mau lành. Nếu bạn sử dụng một lượng protein vừa đủ từ thịt vịt, vết thương của bạn sẽ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều sẽ khiến các tế bào da mới sản sinh quá mức gây ra sẹo lồi tại vết thương.
Khi đã hiểu rõ về việc ăn thịt vịt có để lại sẹo không, bạn nên hạn chế ăn thịt vịt ít nhất trong khoảng thời gian 1 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, mốc thời gian này chỉ mang tính tương đối và không áp dụng cho tất cả mọi người. Độ sâu của vết mổ, cơ địa và tốc độ phục hồi của từng người sau phẫu thuật là khác nhau, do đó, thời gian kiêng thịt vịt cũng sẽ khác nhau.
Đặc biệt, đối với những người phẫu thuật thẩm mỹ, tính thẩm mỹ của vết sẹo được coi trọng, vì vậy, nên đợi vết mổ hoàn toàn lành trước khi bắt đầu ăn thịt vịt. Hơn nữa, nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ về dinh dưỡng và chăm sóc sau phẫu thuật để xác định chế độ ăn kiêng phù hợp nhất cho bản thân, bao gồm cả thời gian ăn kiêng.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm sau để đảm bảo việc phục hồi và tránh nguy cơ gây sẹo.
Những ngày đầu sau phẫu thuật, nên ưu tiên ăn cháo hoặc súp, các món ăn có dạng lỏng dễ tiêu hóa.
Theo quan niệm dân gian, tránh ăn rau muống để giảm nguy cơ sẹo lồi. Rau muống có thể làm vết thương nở ra và kích thích da non phục hồi nhanh hơn, từ đó dẫn đến sẹo lồi. Bên cạnh đó, nên tránh ăn thịt gà sau phẫu thuật để tránh tình trạng sẹo.
Ăn trứng sau phẫu thuật có thể làm vết thương có màu sáng hơn vùng da xung quanh và có thể gây mất thẩm mỹ. Nếu ăn nhiều thịt bò sau phẫu thuật, vết thương có thể trở nên đậm màu hơn và dễ hình thành sẹo lồi hoặc sẹo thâm khi lành trở lại.
Để tránh nguy cơ gây dị ứng và lâu lành vết thương, bệnh nhân sau phẫu thuật cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm.
Đối với những thực phẩm dễ gây kích thích và dị ứng, như hải sản và đồ nếp, người bệnh nên kiêng. Theo quan niệm dân gian, các món ăn từ gạo nếp thường có tính nóng và có thể làm vết thương sưng hơn bình thường, gây viêm nhiễm và kéo dài quá trình lành. Các loại hải sản như tôm, cá biển cũng nên tránh, vì chúng có thể gây ngứa và khó chịu tại vết thương, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm và lành vết thương chậm, dễ để lại sẹo.
Ngoài hải sản và đồ nếp, cũng nên tránh một số thực phẩm như nhộng tằm và các loại hạt, cũng như những thực phẩm mà bạn chưa từng ăn để giảm nguy cơ gây dị ứng và ngứa tại vết thương.
Cần hạn chế ăn các loại gia vị, thực phẩm chua cay, nóng và các thực phẩm lên men. Những thực phẩm này có thể tạo ra tích độc tố và gây sự mưng mủ tại vết thương. Ngoài ra, cần hạn chế ăn dưa muối, cà muối và các loại đồ uống có gas, để tránh các vấn đề về hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Một số loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, và thực phẩm có nhiều dầu mỡ có thể gây khó tiêu và không tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, việc ăn nhiều thực phẩm có dầu mỡ có thể làm chậm quá trình lành vết mổ.
Mặc dù thực phẩm có chất xơ là tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, nhưng sau phẫu thuật, bệnh nhân nên hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao. Ví dụ như khoai lang, bánh mì, rau cần, hoặc đậu phộng có thể gây khó tiêu và táo bón.
Bệnh nhân sau phẫu thuật thường có hệ miễn dịch yếu, do đó, họ nên ăn những thực phẩm đã được chế biến kỹ càng và nấu chín. Đồng thời, không nên ăn thực phẩm sống hoặc thực phẩm tái chế như rau sống, gỏi cá, sushi, hoặc nộm, vì chúng có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại.
Trên đây là một số thông tin về việc ăn thịt vịt có để lại sẹo không. Khi ăn quá nhiều thịt vịt, các tế bào da mới sản sinh quá mức gây ra sẹo lồi tại vết thương. Bạn cũng cần lưu ý không nên sử dụng thịt vịt khi bản thân có cơ địa dị ứng, cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt trong giai đoạn vết thương đang lên da non.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn có thể cân nhắc xem có nên bổ sung thịt vịt vào thực đơn hằng ngày của mình hay không, từ đó giúp cho quá trình hồi phục của người bệnh được tốt hơn và không để lại sẹo.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.