Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có thắc mắc liệu ăn yến có tăng tiểu cầu không? Từ xưa đến nay, yến sào đã trở thành một trong những nguồn dưỡng chất tự nhiên được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, liệu yến sào có thực sự có tác dụng trong việc tăng tiểu cầu hay không vẫn làm nhiều người băn khoăn.
Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, bảo vệ bạn khỏi tình trạng mất máu quá nhiều và thậm chí đe dọa đến tính mạng cho dù vết thương nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi số lượng tiểu cầu trong máu có thể giảm bởi các nguyên nhân như bệnh do virus, ung thư, rối loạn di truyền, bệnh gan, thiếu hụt dinh dưỡng, sử dụng một số loại thuốc hoặc thai kỳ. Nếu bạn gặp tình trạng tiểu cầu thấp, ngoài nhu cầu chăm sóc y tế từ các bác sĩ chuyên khoa, việc bổ sung các loại thực phẩm giúp ổn định số lượng tiểu cầu trong máu một cách tự nhiên cũng rất quan trọng. Vậy ăn yến có tăng tiểu cầu không?
Tuổi thọ của tiểu cầu thường chỉ từ 7 đến 10 ngày trước khi chúng bị loại bỏ khỏi cơ thể. Ở trạng thái bình thường, mức trung bình của tiểu cầu trong máu dao động khoảng 150.000 - 450.000 tế bào/microlit máu. Vì vậy, khi có sự giảm đột ngột về lượng tiểu cầu, bạn cần đặc biệt lưu ý. Số lượng tiểu cầu giảm dưới 50.000 tế bào/microlit máu được cho là khá nguy hiểm và nếu chỉ còn khoảng 10.000 - 20.000 tế bào/microlit máu thì đây là một tình trạng khá nghiêm trọng.
Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm đột ngột và vượt quá mức cho phép, nó có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hiểm đối với cơ thể như: Xuất huyết, suy giảm khả năng đông máu và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các dấu hiệu như: Chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da và thậm chí là những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Vậy ăn yến có tăng tiểu cầu không? Trong quá trình điều trị bệnh tiểu cầu thấp, bệnh nhân có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng các món ăn chứa yến sào để bổ sung dinh dưỡng.
Yến sào không chỉ có tác dụng hỗ trợ tăng tiểu cầu và hồng cầu trong máu mà còn kích thích quá trình sinh trưởng, tái tạo, và phục hồi tổn thương của tế bào. Đặc biệt, yến sào là nguyên liệu dễ chế biến và có thể kết hợp linh hoạt với nhiều loại thực phẩm khác như rau cải, thịt để tạo nên sự đa dạng về hình thức và hương vị cho các món ăn. Điều này giúp tránh tình trạng nhàm chán khi thực đơn được bổ sung yến sào.
Vitamin C là một chất chống oxy hóa tự nhiên, được biết đến với vai trò cải thiện sức khỏe, hệ thống miễn dịch và thường được khuyến khích trong các chế độ dinh dưỡng. Đối với những người mắc tình trạng tiểu cầu thấp, việc tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C cũng giúp cải thiện khả năng tổng hợp tiểu cầu.
Những người thiếu hụt tiểu cầu thường được khuyến nghị bổ sung hàng ngày từ 400mg đến 2000mg vitamin C thông qua các thực phẩm như: Cam, ổi, ớt chuông, bưởi, kiwi, súp lơ xanh, rau bina và các nguồn thực phẩm khác. Bên cạnh đó, một điều cần lưu ý khi tiêu thụ vitamin C từ thực phẩm là ưu tiên sử dụng trực tiếp từ nguồn thực phẩm, tránh chế biến nhiệt quá mức để không làm mất dinh dưỡng của chất này.
Nếu bạn quan tâm đến việc bổ sung thực phẩm để tăng cường tiểu cầu, không thể bỏ qua những thực phẩm giàu sắt. Sắt là một khoáng chất quan trọng trong việc tổng hợp hồng cầu và tiểu cầu.
Do đó, những có tiểu cầu thấp nên tăng cường bổ sung sắt. Đặc biệt, nhóm đối tượng có nhu cầu cao bao gồm phụ nữ mang thai, những người mất máu nhiều, phụ nữ trải qua chu kỳ kinh nguyệt mất máu, những người có thói quen sử dụng rượu và những người mắc các vấn đề liên quan đến gan.
Folate là một loại vitamin nhóm B quan trọng, cần thiết để tăng cường hoạt động của tế bào máu, đặc biệt là trong quá trình sản xuất tiểu cầu. Một người trưởng thành trung bình cần bổ sung ít nhất 400mcg folate hàng ngày, trong khi phụ nữ mang thai cần nhiều hơn, khoảng 600mcg/ngày. Nhiều người chọn cách bổ sung folate, đặc biệt là phụ nữ mang thai, thông qua các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng việc bổ sung folate tổng hợp này có thể ảnh hưởng đến chức năng của vitamin B12 trong quá trình tổng hợp máu. Thay vào đó, việc bổ sung folate từ nguồn thực phẩm tự nhiên không chỉ không gây ra các vấn đề nghiêm trọng mà còn giúp cơ thể nhận được một lượng dinh dưỡng đa dạng hơn.
Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu và cũng giúp tăng cường sản xuất tế bào tiểu cầu. Do đó, việc bổ sung vitamin B12 là rất cần thiết đối với những người mắc bệnh thiếu máu hoặc tiểu cầu thấp. Nhu cầu về vitamin B12 của người từ 14 tuổi trở lên là 2,4mcg mỗi ngày, trong khi phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú cần 2,8 mcg mỗi ngày. Những người có tiểu cầu thấp nên bổ sung nhiều hơn để cơ thể có thể sản xuất tiểu cầu một cách hiệu quả, sau đó duy trì hàm lượng này ở mức cần thiết.
Các thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: Trứng, thịt bò, gan bò, cá hồi, cá ngừ, sữa và các sản phẩm từ sữa. Đối với những người ăn chay, bổ sung vitamin B12 từ nguồn thực phẩm động vật là không khả thi, và họ có thể thay thế bằng sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa động vật, ngũ cốc hoặc các sản phẩm dinh dưỡng khác.
Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của các tế bào tiểu cầu, và đó là một yếu tố cần thiết trong quá trình tổng hợp protein trong cơ thể. Các protein có chức năng quan chính trong việc phân chia và tăng trưởng các tế bào trong cơ thể. Các thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: Bí đỏ, cà rốt, khoai lang,...
Những thực phẩm giàu vitamin K đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sinh tế bào trong cơ thể, điều này đặc biệt quan trọng đối với tiểu cầu vì thời gian tồn tại của chúng trong cơ thể chỉ khoảng 10 ngày. Vitamin K có trong các thực phẩm như: Gan, cải xoăn, trứng.
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời thắc mắc ăn yến có tăng tiểu cầu không cũng như cung cấp một vài nhóm thực phẩm tốt cho những bệnh nhân mặc tiểu cầu thấp. Tuy nhiên, bạn có thể thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc thêm yến sào vào chế độ ăn hằng ngày để đảm bảo rằng thực phẩm này phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.