Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi cầm kết quả xét nghiệm máu trong tay, nhiều người sẽ lúng túng và khó hiểu khi không biết thể tích trung bình hồng cầu là gì, có ý nghĩa ra sao? Bài viết dưới đây cung cấp thông tin giúp bạn đọc hiểu được chỉ số trên, cũng như các chỉ số quan trọng khác khi xét nghiệm máu.
Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đánh giá được các bất thường trong cơ thể, từ đó có thêm thông tin giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) là một trong những chỉ số quan trọng, phản ánh kích thước trung bình của tế bào hồng cầu.
Thể tích trung bình hồng cầu hay Mean Corpuscular Volume, thường được gọi tắt là MCV. Chỉ số này là một trong những chỉ số quan trọng, giúp đánh giá bất thường tại hồng cầu (nếu có). Chỉ số MCV cho biết thể tích trung bình của tế bào hồng cầu trong máu, xác định xem có sự thay đổi về kích thước (quá to hay quá nhỏ) của hồng cầu hay không. Nếu có thì đây được xem là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tế bào máu, có thể là do thiếu máu, thiếu vitamin,...
Vậy thể tích trung bình hồng cầu là bao nhiêu? Ở người bình thường, chỉ số thể tích trung bình hồng cầu (MCV) sẽ nằm trong khoảng từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1 triệu lít). Nếu chỉ số này vượt ra ngoài khoảng, thì sẽ có thể rơi vào hai trường hợp:
Chỉ số thể tích trung bình hồng cầu thấp hơn 80 fl là dấu hiệu cho việc bạn có nguy cơ thiếu máu (khoảng 50% trường hợp là thiếu máu do thiếu sắt) hoặc mắc phải hội chứng tan máu bẩm sinh (Thalassemia) hoặc một số bệnh rối loạn hemoglobin khác.
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy MCV giảm quá thấp, đây có thể là tình trạng thiếu máu xảy ra trên nền các bệnh lý mãn tính, suy thận nặng,... Phụ nữ khi mang thai thường có chỉ số MCV thấp hơn, vậy nên cần thiết phải bổ sung sắt trước, trong và sau quá trình mang thai.
Chỉ số MCV cao thường gặp trong bệnh lý thiếu máu hồng cầu to, có nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt vitamin B9 (acid folic) và/hoặc vitamin B12. Một số bệnh lý tuyến giáp, hay suy giảm chức năng gan cũng có thể làm chỉ số MCV tăng cao. Như vậy, một chế độ ăn uống khoa học, tập luyện và bổ sung đủ vitamin B12 là rất quan trọng đối với người có thể tích trung bình hồng cầu cao.
Để chẩn đoán các bệnh liên quan đến hệ tạo máu, cần có sự kết hợp của nhiều chỉ số bất thường, mới có thể kết luận chính xác. Chính vì vậy, nếu thể tích trung bình hồng cầu (MCV) tăng hoặc giảm, mà không kèm theo sự thay đổi bất thường các chỉ số khác như số lượng hồng cầu (RBC), lượng huyết sắc tố (Hb) và thể tích khối hồng cầu (Hct), thì bạn không có vấn đề gì để lo lắng.
Thể tích trung bình hồng cầu là chỉ số xét nghiệm thường quy, rất quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể đánh giá chỉ số MCV thông qua các đợt khám sức khỏe tổng quát định kỳ hay khi điều trị một bệnh lý khác cần thực hiện xét nghiệm máu.
Nếu bạn hay có các biểu hiện bất thường như hoa mắt, chóng mặt, da xanh xao, mệt mỏi, chuột rút ban đêm, thèm ăn đồ lạ (như đất sét, nước đá, đá vôi),... bạn nên đến viện thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, vì đây là triệu chứng của bệnh thiếu máu.
Trong trường hợp thiếu máu cấp tính, cần phải xác định xem có phải là bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) hay không. Việc này giúp xác định đúng gen mang bệnh và có những định hướng trước cho tương lai.
Khi nhận kết quả xét nghiệm máu, có thể bạn đọc sẽ gặp chút bối rối và khó khăn khi cố gắng hiểu các chỉ số xét nghiệm biểu thị điều gì và chúng có ý nghĩa ra sao. Nắm bắt được những băn khoăn đó, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu thêm về các chỉ số trọng yếu trong kết quả xét nghiệm máu, bên cạnh thể tích trung bình hồng cầu (MCV):
Số lượng hồng cầu là chỉ số quan trọng khi xét nghiệm tế bào máu. Mức giới hạn RBC bình thường đối với nam là khoảng 4.32 - 5.72 T/L và đối với nữ là 3.90 - 5.03 T/L. Số lượng hầu cầu tăng lên khi cơ thể bị mất nước (do nôn nhiều, đi ngoài) hoặc bệnh đa hồng cầu (Bệnh Vaquez). Ngược lại, số lượng hồng cầu giảm là dấu hiệu của bệnh thiếu máu thiếu sắt, bệnh lupus ban đỏ,...
Giới hạn bình thường của lượng huyết sắc tố nằm trong khoảng từ 13.5 đến 17.5 g/dl đối với nam giới và từ 12 đến 15.5 g/dl đối với nữ giới. Hemoglobin tăng khi cơ thể bị mất nước, bệnh đa hồng cầu hoặc một số bệnh lý tim phổi liên quan. Chỉ số Hemoglobin ghi nhận giảm trong trường hợp bệnh nhân thiếu máu, sốt xuất huyết,...
Thể tích khối hồng cầu (hematocrit) ở nam giới ghi nhận trong khoảng từ 42 đến 47%, trong khi đó ở nữ giới là từ 37 đến 42%. Chỉ số này phản ánh tình trạng rối loạn dị ứng trong cơ thể hoặc bệnh lý đa hồng cầu. Thể tích khối hồng cầu tăng cũng ghi nhận được ở những người hút thuốc lá thường xuyên và bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Thiếu máu hoặc đang trong giai đoạn thai nghén có thể xét nghiệm thấy chỉ số hematocrit giảm.
Số lượng bạch cầu liên quan trực tiếp đến tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, vì bạch cầu thường sẽ tăng lên về số lượng để tiêu diệt vi khuẩn. Số lượng bạch cầu bình thường nằm trong khoảng từ 3.5 đến 10.5 Giga/L. Khi cơ thể bị thiếu máu, thiếu folic hoặc vitamin B12, kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy số lượng tế bào bạch cầu giảm.
Số lượng tiểu cầu bình thường nằm trong khoảng 150 - 450 Giga/L. Chỉ số này tăng lên nếu cơ thể bị chấn thương, có tình trạng viêm nhiễm đặc biệt là viêm đường hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ. Ngược lại, giảm tiểu cầu có thể dấu hiệu của suy tủy, ung thư giai đoạn cuối do khối u đã di căn hoặc ức chế tủy xương,...
Có giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 43 đến 76%. Chỉ số Neut tăng trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp, stress sinh lý, nhồi máu cơ tim hoặc có khối u. Ngược lại, bạch cầu trung tính giảm khi cơ thể bị nhiễm khuẩn nặng, thiếu máu bất sản hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Chỉ số LYM trong xét nghiệm máu bình thường nằm trong khoảng từ 17 đến 48%, tăng trong trường hợp cơ thể nhiễm khuẩn mạn, nhiễm lao hoặc nhiễm virus. Ngược lại, bạch cầu dòng lympho thấp là dấu hiệu của tình trạng suy giảm miễn dịch, ví dụ như ở bệnh nhân HIV AIDS.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về ý nghĩa của chỉ số thể tích trung bình hồng cầu trong phiếu kết quả xét nghiệm máu. Chỉ số MCV giúp đánh giá kích thước của tế bào hồng cầu, từ đó có thể phát hiện và điều trị sớm bệnh lý thiếu máu, thiếu vitamin B9, B12.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.