Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
MPV là một trong các chỉ số của kết quả xét nghiệm máu mà chúng ta hay gặp. Vậy MPV là gì? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về thể tích trung bình tiểu cầu, hay còn viết tắt là MPV.
Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV) là một chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu. Vậy MPV là gì? Nếu nó không nằm trong phạm vi bình thường, liệu điều này có liên quan đến vấn đề sức khỏe không?
Tiểu cầu hay còn được gọi là Platelets hoặc Thrombocytes trong tiếng Anh, là một loại tế bào quan trọng trong hệ thống máu của con người. Chúng không có nhân và thực ra là các mảnh nhỏ tạo ra từ tế bào mẫu tiểu cầu (megakaryocyte), một loại tế bào bạch cầu được sản xuất ra ở tủy xương.
Tiểu cầu là một trong ba thành phần chính của tế bào máu, có vai trò quan trọng trong việc cầm máu và ngăn chặn mất máu đột ngột của cơ thể. Ví dụ, khi gặp phải tình huống như bị đứt tay hoặc bị thương do tai nạn dẫn đến chảy máu, các tiểu cầu sẽ liên kết lại, đóng vai trò quan trọng trong việc bịt kín vết thương hoặc tạo thành cục máu đông (trong trường hợp vết thương lớn). Từ đó làm ngừng chảy máu và giảm thiểu mất máu của cơ thể.
Tiểu cầu là loại tế bào có kích thước nhỏ nhất trong máu. Dưới kính hiển vi, chúng được quan sát là các đốm màu tím sẫm với đường kính chỉ bằng khoảng 20% so với hồng cầu. Chúng có hình dạng tròn hoặc bầu dục, với hai mặt lồi giống như thấu kính và đường kính dao động từ 1.2 đến 2.3 μm, có khi lên đến 3 μm.
Tiểu cầu thường xuất hiện trong các mạch máu và thường có nồng độ cao trong lá lách. Tuổi thọ trung bình của một tiểu cầu là từ 7 đến 10 ngày. Trong cơ thể, lá lách thực hiện chức năng tiêu hủy các tiểu cầu già cỗi. Một lá lách không hoạt động bình thường như lách to sẽ dẫn đến việc tăng quá trình tiêu hủy tiểu cầu, dẫn đến giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.
Vì vậy, trong một số trường hợp, khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy mức độ giảm tiểu cầu nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được khuyến nghị phẫu thuật cắt bỏ lá lách để ngăn chặn quá trình tiêu hủy tiểu cầu.
MPV là viết tắt của Mean Platelet Volume, tức là thể tích trung bình của tiểu cầu. Chỉ số này được xem xét là bình thường khi nằm trong khoảng 5,0 đến 15,0 fL. Đây là một trong những chỉ số quan trọng trong các bộ xét nghiệm tổng quát với những ý nghĩa như sau:
Để thực hiện kiểm tra chỉ số MPV của bệnh nhân, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
Để hiểu rõ hơn về MPV, ta cần xác định khi nào chỉ số này được coi là bình thường và khi nào nó được coi là bất thường. Khi MPV cao hơn hoặc thấp hơn trong khoảng 5,0 - 15,0 fL, đều là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe.
Chỉ số MPV cao hơn mức bình thường thường cho thấy lượng tiểu cầu trong máu tăng, dẫn đến thể tích trung bình của tiểu cầu tăng. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy tủy xương đang cố gắng sản xuất tiểu cầu nhanh chóng để thay thế các tiểu cầu cũ đang bị phá hủy. Đồng nghĩa với việc tuổi thọ của tiểu cầu có thể bị rút ngắn.
Một số bệnh lý nghiêm trọng có thể liên quan đến chỉ số MPV cao, bao gồm suy giáp, bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường tuýp 2, tăng huyết áp, thiếu vitamin D, rung nhĩ,... Các bác sĩ cho biết rằng chỉ số MPV cao có thể liên quan trực tiếp đến các loại ung thư như ung thư phổi, dạ dày, đại tràng, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng và vú. Trong những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, tiểu cầu có thể là chất xúc tác làm tăng sự phát triển của khối u cũng như lan rộng sang các vùng khác của cơ thể.
Tuy nhiên, khi chỉ số MPV cao không đồng nghĩa là bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân của chỉ số MPV cao, bệnh nhân cần được thực hiện thêm các xét nghiệm hoặc kiểm tra bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi chỉ số MPV thấp hơn mức bình thường, điều này cho thấy số lượng tiểu cầu bị giảm. Do đó, tủy xương không sản xuất đủ tiểu cầu mới theo nhu cầu của cơ thể. Chỉ số MPV thấp cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm đường ruột, viêm đại tràng hoặc bệnh Crohn.
Để đưa ra đánh giá chính xác, bác sĩ cũng cần phải xem xét các chỉ số khác như số lượng tiểu cầu (PLY), tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn (P-LCR), độ phân bố tiểu cầu (PDW) và một số chỉ số xét nghiệm khác.
Thông thường, chỉ số MPV được kiểm tra trong các lần khám sức khỏe định kỳ và việc này nên được thực hiện khoảng 6 tháng một lần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp dưới đây, bác sĩ có thể đề xuất việc tiến hành xét nghiệm MPV:
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin về thể tích trung bình tiểu cầu. Việc thực hiện xét nghiệm MPV có thể giúp bác sĩ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đề xuất các biện pháp điều trị hoặc theo dõi thêm. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích sau khi tham khảo bài viết này của Nhà thuốc Long Châu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.