Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Ngày 20/07/2023
Kích thước chữ

Tình trạng táo bón là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ thông tin về nguyên nhân và các biện pháp giải quyết tình trạng bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa để giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Triệu chứng táo bón ở bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ là một vấn đề phổ biến, đòi hỏi điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa, cần phải nắm được nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này để giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa

Dưới đây là một số nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2:

  • Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai có thể làm cho hệ thống cơ trong cơ thể, bao gồm ruột, trở nên thư giãn hơn. Điều này dẫn đến việc giảm nhu động ruột, từ đó tiêu hóa chậm và gây táo bón.
  • Sự phát triển của tử cung có thể gây chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu cũng như tĩnh mạch dưới. Thai nhi ngày càng lớn cũng chiếm chỗ trong ổ bụng, làm thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, từ đó làm chậm quá trình di chuyển thức ăn.
  • Mất nước do nôn nghén cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón.
  • Thiếu vận động là một nguyên nhân khá phổ biến, đặc biệt là khi thai kỳ đến gần kết thúc với cảm giác nặng bụng và chân sưng đau.
  • Bổ sung quá nhiều canxi và sắt cho sự phát triển xương của thai nhi cũng có thể gây táo bón.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng ở liều lượng cao hoặc lạm dụng thuốc này trong thai kỳ.
  • Các bệnh như tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng có thể gây táo bón ở bà bầu.
  • Thói quen nhịn đi vệ sinh và việc ăn uống quá nhiều cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa và táo bón.
Bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả 1
Tiểu đường thai kỳ có thể khiến bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa

Với những nguyên nhân này, việc xác định và giải quyết tình trạng bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Cách khắc phục tình trạng táo bón cho bà bầu 3 tháng giữa

Dưới đây là những phương pháp chữa táo bón cho bà bầu khi mang thai ở giai đoạn 3 tháng giữa:

  • Sử dụng men vi sinh hỗ trợ: Men vi sinh (probiotics) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường quá trình chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng một cách dễ dàng, an toàn cho bà bầu. Việc sử dụng men vi sinh giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
  • Massage vùng bụng: Sử dụng tay massage nhẹ nhàng vùng bụng giúp điều hòa hệ tiêu hóa và làm dịu cơ thể của bà bầu. Cần thực hiện massage bụng đúng cách, nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương hoặc kích thích tử cung co bóp, đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
  • Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ, đạp xe và tập yoga giúp kích thích sự chuyển động của ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển phân và cải thiện tình trạng táo bón.
  • Tránh sử dụng thực phẩm gây táo bón: Nên tránh các thực phẩm chiên xào, cay, nóng, trà, cà phê và đồ uống có ga, vì chúng có thể làm tình trạng táo bón trở nên nặng nề, nghiêm trọng hơn.
  • Uống trà thảo mộc để cải thiện táo bón: Trà bồ công anh giúp kích thích sự tiết mật từ gan, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra một cách nhanh chóng và cung cấp nước cho quá trình bài tiết. Trà hoa cúc là một đồ uống giúp thải độc và làm sạch cơ thể hiệu quả. Uống trà bồ công anh và trà hoa cúc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ giúp cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu một cách hiệu quả.
  • Sử dụng dầu dừa trong bữa ăn: Các axit béo có trong dầu dừa giúp kích thích sự chuyển động của ruột, làm mềm phân và tăng cường quá trình trao đổi chất. Dầu dừa cũng có tác dụng làm bôi trơn và giúp quá trình bài tiết trở nên dễ dàng hơn.
Bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả 2
Uống trà thảo mộc là một cách giảm táo bón ở bà bầu

Giải đáp thắc mắc khi bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa

Khi gặp phải bất cứ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là trong thai kỳ, chắc hẳn mẹ bầu đều sẽ tự đặt ra rất nhiều câu hỏi. Dưới đây là một số câu trả lời cho những thắc mắc thường gặp khi bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa:

Có nên rặn khi bị táo bón ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ không?

Bị táo bón, đặc biệt là táo bón kéo dài, khiến bà bầu có xu hướng rặn trong quá trình đi đại tiện. Tuy nhiên, rặn có thể kích thích co bóp tử cung, gây nguy hiểm đến thai nhi và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Điều này gây nguy hiểm không chỉ trong giai đoạn 3 tháng giữa mà còn trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, quá trình rặn cũng có thể gây tổn thương và viêm nhiễm hậu môn. Khi kéo dài, nó có thể gây nhiễm trùng hậu môn, trĩ và tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Vì vậy, khi bị táo bón ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, bà bầu không nên cố gắng rặn. Thay vào đó, cần tìm cách giải quyết táo bón một cách kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa có nên dùng thuốc nhuận tràng?

Tình trạng táo bón thường là tạm thời và có thể được cải thiện nhanh chóng ở bà bầu. Tuy nhiên, trong trường hợp táo bón kéo dài, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Để khắc phục tình trạng đó, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc nhuận tràng và áp dụng các biện pháp cải thiện và phòng ngừa táo bón hàng ngày.

Bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả 3
Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nhuận tràng

Khi sử dụng thuốc nhuận tràng, mẹ bầu cần tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng. Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nhuận tràng vì chúng có thể làm cho ruột mất tính tự nhiên khi đẩy phân. 

Ngoài ra, thuốc nhuận tràng cũng có thể gây ra mất cân bằng điện giải hoặc chất lỏng đối với một số đối tượng. Điều này cũng là nguyên nhân khiến việc sử dụng thuốc nhuận tràng trong thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường hoặc các vấn đề về thận.

Bà bầu bị táo bón nên bổ sung sắt và canxi như thế nào?

Bà bầu trong giai đoạn 3 tháng giữa cần bổ sung sắt và canxi hàng ngày, nhưng điều này cũng có thể gây táo bón. Việc sử dụng sắt và canxi vô cơ có thể làm tăng nguy cơ táo bón do sự giải phóng lượng lớn sắt và canxi trong cơ thể mà cơ thể không thể hấp thụ hoàn toàn, dẫn đến lắng cặn và táo bón.

Để tránh tình trạng này, bà bầu nên chọn loại sắt và canxi không gây táo bón và dễ hấp thụ, đặc biệt là sắt hữu cơ dạng ion. Loại sắt này được hấp thụ tốt hơn mà không gây tác dụng phụ như cảm giác nóng và táo bón cho mẹ bầu.

Ngoài ra, hãy chú ý chọn riêng từng loại sắt và canxi, đồng thời đảm bảo lượng tiêu chuẩn (sắt từ 27 - 30mg/ngày, canxi từ 280 - 300mg/ngày) để sắt và canxi không ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình hấp thụ. Điều này cũng giúp đảm bảo cơ thể hấp thụ hoàn toàn các dưỡng chất được cung cấp mà không tạo ra lắng cặn trong hệ tiêu hóa. 

Bên cạnh đó, nên chọn viên sắt có chứa vitamin C và viên canxi có chứa vitamin D3 để cơ thể hấp thụ sắt và canxi tốt nhất.

Bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả 4
Mẹ bầu nên cẩn trọng khi bổ sung sắt và canxi để tránh táo bón

Nhìn chung, bà bầu bị táo bón 3 tháng giữa có thể cải thiện tình trạng này ngay tại nhà bằng một số cách đơn giản. Tuy nhiên, trong trường hợp táo bón kéo dài, bà bầu vẫn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị an toàn và đúng cách. Nhà thuốc Long Châu xin chúc mẹ bầu một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin