Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bạn đã biết: Người tiểu đường có ăn được cà chua không?

Ngày 29/04/2023
Kích thước chữ

Người bị tiểu đường thường cần phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình để kiểm soát đường huyết. Liệu người tiểu đường có ăn được cà chua không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cà chua là một loại thực phẩm rất phổ biến và giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, với người bị tiểu đường, câu hỏi đặt ra là liệu người tiểu đường có ăn được cà chua không hay không? Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu xem cà chua có tác dụng gì đối với người tiểu đường và liệu họ có nên sử dụng cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình hay không.

Giải đáp người tiểu đường có ăn được cà chua không?

Cà chua là một loại trái cây giàu vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa. Đây đều là những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, cà chua cũng chứa một số đường và carbohydrate, có thể làm tăng đường huyết của người tiểu đường. Vì vậy, người tiểu đường nên hạn chế lượng cà chua trong chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là cà chua đã được chế biến thành nước ép hoặc sống, vì chúng có nồng độ đường cao hơn. 

nguoi-tieu-duong-co-an-duoc-ca-chua-khong 2.jpg
Giải đáp: Người tiểu đường có ăn được cà chua không?

Tuy nhiên, việc ăn một lượng nhỏ cà chua tươi hoặc sử dụng cà chua trong món ăn vẫn là an toàn và có lợi cho sức khỏe của người tiểu đường, miễn là trong giới hạn và kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh.

Người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng bạn ăn uống một cách an toàn và hợp lý.

Những tác dụng của cà chua đối với sức khỏe

Bổ sung thêm cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường sẽ mang lại một số lợi ích sức khỏe như sau:

Giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa 

Cà chua là một loại trái cây giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và hỗ trợ điều trị tiểu đường

Các chất chống oxy hóa trong cà chua có thể ngăn chặn sự tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự lão hóa và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch và ung thư.

Ngoài ra, chất xơ trong cà chua cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết bằng cách giảm tốc độ hấp thụ đường trong máu. 

Giảm các bệnh viêm mãn tính

Ăn cà chua giúp năng giảm các triệu chứng viêm và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp và viêm ruột.

Cà chua có chứa một số chất chống viêm như vitamin C, beta-carotene và lycopene, là các chất chống oxy hóa có tính kháng viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong cà chua cũng giúp cải thiện chức năng miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim

Các chất chống oxy hóa trong cà chua có thể giúp giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trên thành mạch máu, giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch và các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, cà chua cũng có chứa kali và các chất khoáng quan trọng khác có thể giúp kiểm soát huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Giảm nguy cơ đột quỵ

Các nghiên cứu đã chỉ ra việc ăn cà chua giúp ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trong động mạch và giảm lượng cholesterol trong máu, điều này giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch và đột quỵ.

nguoi-tieu-duong-co-an-duoc-ca-chua-khong 3.jpg
Cà chua có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Lưu ý khi ăn cà chua cho người bị tiểu đường

Để cà chua phát huy tối đa các tác dụng vốn có, khi ăn cà chua cần nhớ các lưu ý sau:

Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc 

Trong dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C dồi dào có trong cà chua và các loại rau khác. Do vậy nếu bạn ăn cà chua và dưa chuột thì hàm lượng vitamin C có trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo gây mất tác dụng của cà chua.

Không nên ăn hạt cà chua

Hạt cà chua trong đường ruột khiến cơ thể không tiêu hoá được. Đặc biệt trong quá trình vận chuyển thức ăn nếu hạt cà chua lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Do vậy người già và trẻ em không nên ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là hạt cà chua, hạt ổi vì dễ gây táo bón. 

Không nên ăn cà chua khi đói

Trong cà chua có chứa nhiều chất pectin và nhựa phenolic. Do vậy khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, các chất này có thể phản ứng với axit gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Việc dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra tình trạng nôn mửa, đau bụng. Vì thế nên bạn không nên ăn cà chua trong khi đói để tránh những hậu quả không mong muốn.

nguoi-tieu-duong-co-an-duoc-ca-chua-khong 1.jpeg
Một số lưu ý cần nhớ khi ăn cà chua

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc người tiểu đường có ăn được cà chua không. Có thể thấy người tiểu đường có thể ăn cà chua nhưng nên hạn chế sử dụng các sản phẩm cà chua chế biến có chứa đường hoặc các loại nước sốt cà chua có hàm lượng đường cao, để tránh tăng đường huyết. 

Xem thêm: Người tiểu đường có ăn được đường thốt nốt không?

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.