Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bầu ăn được quả trám không? Bầu ăn trám cần lưu ý gì?

Ngày 25/08/2023
Kích thước chữ

Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, họ luôn cần tìm hiểu kỹ trước khi ăn bất cứ thực phẩm nào. Vậy bầu ăn được quả trám không?

Quả trám dân dã như một thức quà quê nhưng lại “gây thương nhớ” cho biết bao người. Trám không những có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon lạ mà còn có nhiều lợi ích với sức khỏe. Quả trám còn được ví như vị thuốc vườn nhà. Vì vậy, nhiều người thích ăn trám, trong đó có cả các bà bầu. Vậy bầu ăn được quả trám không? Bầu ăn trám cần lưu ý gì?

Bầu ăn được quả trám không?

Cây trám có ở nhiều quốc gia Đông Á trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, cây trám phân bố chủ yếu ở các vùng miền núi, trung du phía Bắc và một số tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trám có hai loại gồm trám đen và trám trắng. Cả hai loại đều có thể sử dụng làm thực phẩm hay làm bài thuốc. Tuy nhiên, trám trắng được cho là có giá trị dược tính cao hơn.

Với câu hỏi bầu ăn được quả trám không, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng hoàn toàn có thể. Lý do là:

Quả trám không có chứa bất kỳ thành phần độc tố nào

Trong Đông y, quả trám có tính ấm, vị chua, chát, ngọt, vào kinh phế. Trạm trắng hay trám đen đều không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi hầu họng, sinh tân chỉ khát. Trám không những ăn được mà còn có mặt trong nhiều bài thuốc từ bài thuốc giải rượu, chữa ho, chữa thủy đậu, chữa đau răng,...

bau-an-duoc-qua-tram-khong-2.jpg
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn trám vì quả này không độc hại

Khoa học hiện đại cũng không tìm thấy chất độc nào trong quả trám. Vì vậy, cũng không có khuyến cáo về đối tượng không được sử dụng trám. Các bà bầu vì thế cũng có thể yên tâm rằng ăn trám không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình hay thai nhi.

Trám có thành phần dinh dưỡng phong phú

Thành phần dinh dưỡng của một quả trám thường gồm có 12% chất đạm, 12% tinh bột, 1% chất béo, chất xơ và nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể khác như: Vitamin C, vitamin B, vitamin P, canxi, kali, kẽm, sắt, magie,... Những chất dinh dưỡng này đều rất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, ăn trám cũng là cách để mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng.

Chế biến được nhiều món, đổi khẩu vị cho mẹ bầu

Bầu ăn được quả trám không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Trám có thể dùng để làm mứt, muối chua, kho thịt, kho cá, nấu xôi,... Mẹ bầu sẽ được thay đổi khẩu vị liên tục với vô vàn món ngon từ trám.

Có thể dùng trám để hỗ trợ trị bệnh, hạn chế dùng thuốc

Trong thời kỳ thai nghén, cơ thể người mẹ nhạy cảm hơn nên cũng dễ bị ốm vặt hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu được khuyên không nên dùng thuốc Tây để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Áp dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh từ trám cũng rất hữu ích với mẹ bầu lúc này.

bau-an-duoc-qua-tram-khong-3.jpg
Quả trám có thể chế biến thành nhiều món ngon cho mẹ bầu

Bà bầu ăn quả trám có tác dụng gì?

Trám không chỉ đơn thuần là món quà quê để ăn chơi mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu như:

Nguồn bổ sung dưỡng chất cho bà bầu

Như trên đã nói, quả trám có một thành phần dinh dưỡng khá phong phú. Tất cả trong số các dưỡng chất đó đều cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Chẳng có lý do gì không thêm các món chế biến từ trám vào thực đơn của họ đúng không nào?

Giảm triệu chứng buồn nôn khi ốm nghén

Theo thống kê, có đến hơn 80% bà bầu gặp tình trạng ốm nghén trong giai đoạn đầu mang thai. Biểu hiện thường gặp nhất của ốm nghén là buồn nôn, nôn ói, khó ăn uống. Thật may là trám vẫn được dùng trong Đông y như một bài thuốc trị nôn ói hiệu nghiệm. Ngoài ra, trám có vị chát lẫn chua xen ngọt, khá hợp với khẩu vị thay đổi của bà bầu. Các mẹ bầu có thể dùng trám giảm ốm nghén bằng cách ăn các món chế biến từ trám hoặc dùng quả trám hấp cách thủy với vỏ quýt rồi ăn cả bã lẫn cái.

Trám chín giúp giảm và phòng ngừa táo bón

Quả trám có thể kích thích quá trình tiêu hóa, phòng ngừa chứng đầy bụng, khó tiêu. Cùi trám cũng chứa chất xơ, giúp nhuận tràng và phòng ngừa táo bón khi mang thai. Tuy nhiên, tác dụng phòng ngừa táo bón chỉ phát huy khi bà bầu ăn trám chín. Trám xanh chưa qua nấu chín có vị chát thậm chí còn có thể khiến chứng táo bón thêm trầm trọng.

bau-an-duoc-qua-tram-khong-1.jpg
Bầu ăn được quả trám không đến đây bạn đã biết rồi chứ?

Kháng khuẩn, kháng viêm, chữa ho

Ngoài vitamin C, các thành phần và hoạt chất khác của quả trám cũng có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm. Trám được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị ho vì có thể giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho mọc tóc thường gặp ở các bà bầu.

Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Quả trám tuy nhỏ nhưng cũng cung cấp cho chúng ta một phần tinh bột. Tinh bột trong quả trám là loại tinh bột kháng tannin. Loại tinh bột này có tác dụng kiểm soát quá trình chuyển hóa đường vào máu đồng thời giảm kháng insulin. Nhờ đó, đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường sẽ được kiểm soát tốt. Có thể nói trám là thực phẩm phù hợp với và bầu bị tiểu đường thai kỳ. Thường xuyên ăn món ăn từ trám cũng giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ cho bà bầu.

Bầu ăn trám cần lưu ý gì?

Dù bầu có thể ăn được trám và trám cũng rất tốt cho sức khỏe bà bầu, nhưng khi ăn trám, họ vẫn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Bà bầu không nên ăn quá nhiều trám dù có yêu thích loại thực phẩm này đến đâu. Ăn nhiều trám sẽ dẫn đến giảm tiêu thụ các thực phẩm khác, có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng cho bà bầu. Trám có thành phần dưỡng chất phong phú nhưng lại không phải thực phẩm giàu dưỡng chất. Nó không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng có xu hướng gia tăng của bà bầu.
  • Bầu ăn được quả trám không? Một số bà bầu đang gặp các vấn đề về tiêu hóa hay vấn đề sức khỏe khác và đang điều trị bằng thuốc chữa bệnh thì sao? Tốt nhất, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ hay thầy thuốc trước khi dùng trám nhé!
  • Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng vô cùng quan trọng với mẹ bầu. Các bà bầu nên mua trám ở địa chỉ uy tín, đảm bảo mua được trám sạch, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • Cách chế biến trám cũng rất quan trọng. Tùy tình trạng hệ tiêu hóa, bà bầu nêu nấu các món ăn từ trám phù hợp với cơ thể. Ví dụ, cơ thể đang có vết thương hở nên tạm kiêng xôi trám để tránh sưng viêm, mưng mủ. Nếu đang đi ngoài, hãy tạm kiêng các món tanh như trám kho cá. Nếu bà bầu đau dạ dày, hãy kiêng trám muối chua,...
bau-an-duoc-qua-tram-khong-4].jpg
Ngoài ra, trám còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm nóng trong cũng rất hữu ích với bà bầu

Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bầu ăn được quả trám không. Theo khuyến cáo, bà bầu chỉ nên sử dụng 6 - 12g trám mỗi ngày. Dùng quá nhiều trám không những gây mất cân bằng dinh dưỡng mà còn có thể gây tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin