Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chiều cao trong những năm đầu đời chính là yếu tố quyết định trực tiếp tới tầm vóc của trẻ trong tương lai. Vậy bé 2 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?
Khi bé đạt 2 tuổi, cha mẹ luôn tìm cách để trẻ cao lên một cách tối đa. “Bé 2 tuổi cao bao nhiêu?” chính là thắc mắc chung của rất nhiều ông bố, bà mẹ. Đừng lo lắng! Những kiến thức bổ ích trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được đánh giá chính xác nhất về tình trạng sức khỏe cũng như tốc độ phát triển của bé yêu. Từ đó, tìm ra phương pháp cải thiện chiều cao của trẻ một cách hiệu quả nhất.
Nhiều bố mẹ không khỏi thắc mắc bé 2 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Theo Tổ chức y tế Thế Giới (WHO), chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái 2 tuổi là 85cm và 12kg. Đối với bé trai, chỉ số này sẽ lần lượt là 87cm và 12.5kg.
Tuy nhiên, để đánh giá một cách khách quan nhất về tốc độ phát triển chiều cao cũng như sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần căn cứ vào biểu đồ bách phân vị. Đây được hiểu là tỉ lệ phần trăm số trẻ em có số đo thấp hơn mức bách phân vị đang xem xét. Chẳng hạn như bé gái 2 tuổi có chiều cao nằm ở bách phân vị 40 của bảng chiều cao nghĩa là bé cao hơn 50% số bé gái cùng tuổi trên toàn thế giới.
Hơn nữa, trẻ ở độ tuổi này cũng phát triển rất nhanh. Vì vậy, nếu chỉ nhìn vào chiều cao của trẻ trong một thời điểm nhất định thì rất khó để nhận định rằng liệu trẻ có đang phát triển chiều cao theo tiêu chuẩn bình thường hay không. Muốn biết chính xác, cha mẹ cần theo dõi chiều cao của trẻ định kỳ, ít nhất mỗi tháng 1 lần.
Bé 2 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Trên thực tế, cùng ở giai đoạn 2 tuổi nhưng mỗi em bé lại có chiều cao khác nhau. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào những nhân tố sau:
Gen di truyền từ cha mẹ là yếu tố vô cùng quan trọng vì trẻ sẽ di truyền trực tiếp những đặc điểm này. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ chiếm khoảng 23% và vẫn có thể cải thiện bằng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh hàng ngày.
Một số bệnh lý bẩm sinh, đặc biệt là thiếu máu hình lưỡi liềm sẽ làm gián đoạn chiều cao của trẻ, khiến cho trẻ trở nên thấp bé hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định trực tiếp tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Một chế độ ăn thiếu dưỡng chất sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Ngược lại, cung cấp đủ vitamin D, canxi, vitamin K và các loại khoáng chất sẽ giúp trẻ tăng chiều cao một cách nhanh chóng.
Trẻ em cao lên chủ yếu trong thời gian ngủ. Đây là khoảng thời gian mà cơ thể tiết ra nhiều hormone tăng trưởng nhất. Nó có khả năng đẩy mạnh quá trình hấp thụ canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo trẻ được ngủ ít nhất 8 giờ đồng hồ/đêm.
Sức khỏe và chế độ ăn của mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và trí tuệ của trẻ khi sinh ra. Chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: Vitamin, canxi, vitamin D, acid folic và DHA,... Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, ít căng thẳng và stress quá mức.
Ngay cả ở trẻ 2 tuổi, thói quen tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp trẻ có được chỉ số cân nặng và chiều cao phù hợp, mà còn tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Nếu biết cách tập luyện và ăn uống lành mạnh thì chẳng mấy chốc, chiều cao của trẻ sẽ đạt được như tiêu chuẩn, thậm chí là vượt qua tiêu chuẩn trung bình. Dưới đây là 4 thói quen tốt mà cha mẹ có thể rèn luyện cùng trẻ, giúp con cải thiện vóc dáng một cách hiệu quả:
Protein, carbohydrate, chất béo và vitamin,... là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ. Bạn cũng cần nhắc bé tránh xa đồ ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có gas và đồ ăn nhanh. Ở lứa tuổi này, mẹ chỉ nên bổ sung chất dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày, không nhất thiết phải sử dụng thuốc tăng chiều cao.
Để con phát triển chiều cao nhanh chóng và an toàn, mẹ nên ưu tiên các thực phẩm sau: Sữa, rau quả và trái cây tươi, ngũ cốc, bột yến mạch, trứng, thịt gà, đậu nành, thịt bò, cá,...
Tập thể dục, thể thao vừa làm tăng chiều cao, vừa tăng cường trao đổi chất và nâng cao hệ miễn dịch của trẻ để chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài. Cha mẹ có thể dạy cho bé một số môn thể thao phù hợp với thể chất như: Chạy bộ, nhảy dây,... hoặc chơi các trò chơi dân gian như: Trốn tìm, đuổi bắt,...
Bé 2 tuổi cao bao nhiêu là tốt nhất? Để tăng chiều cao cho con, bạn đừng lơ là việc nắn chỉnh tư thế phù hợp cho trẻ nhé! Nếu tư thế ngồi, đi lại hay vận động không cân đối, hay nghiêng, vẹo thì cột sống cũng mất đi tính bền vững, gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phát triển chiều cao.
Ánh sáng mặt trời vốn là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên cho cơ thể. Nó có vai trò tăng cường sức khỏe của xương và cơ bắp, qua đó giúp tăng chiều cao cho con bạn. Ngoài ra, vitamin D cũng giúp cơ thể con trẻ hấp thụ canxi tốt hơn từ chế độ ăn uống và giúp xây dựng, củng cố chất lượng xương. Vì vậy, hãy khuyến khích bé thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời để hấp thụ được tối đa vitamin D.
Bài viết trên chính là câu trả lời chi tiết nhất cho thắc mắc: “Bé 2 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?”. Tất cả các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình cao lớn, khỏe mạnh. Muốn có được điều này, bạn hãy hỗ trợ con rèn luyện những thói quen tốt cho sức khỏe nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu. Đừng quên nhấn theo dõi trang web của chúng tôi để được cập nhật sớm nhất những thông tin sức khỏe bổ ích nhé!
Xem thêm: Bé 5 tháng nặng 6kg có phải là chỉ số bình thường không?
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.