Nhiều người thắc mắc liệu bệnh Alzheimer có di truyền không? Thực tế bệnh Alzheimer liên quan đến sự tổn thương của các tế bào não và chưa có một khẳng định chắc chắn nào về việc bệnh Alzheimer liên quan tới di truyền. Tuy nhiên có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Để biết thêm thông tin và cách phòng ngừa về căn bệnh này mời bạn theo dõi bài viết dưới nhé.
Thế nào là bệnh Alzheimer?
Alzheimer là một bệnh thoái hóa não dẫn đến mất chức năng ghi nhớ và nhiều chức năng thần kinh khác không thể phục hồi. Bệnh Alzheimer thường có nhiều tên gọi khác nhau dựa trên các triệu chứng cơ bản của bệnh, đó là bệnh mất trí nhớ, lú lẫn, bệnh tuổi già. Nhưng các tên gọi chỉ thể hiện một phần biểu hiện của bệnh đó là trí nhớ kém dần.
Bệnh không nên bị đánh đồng với “bệnh của tuổi già” mà có cơ chế phát bệnh riêng không phải chỉ người già mới mắc bệnh này. Bệnh có thể gặp ở nhiều bệnh nhân trẻ hơn thậm chí là trẻ ngoài 30. Nhưng vì bệnh có biểu hiện rõ rệt ở những người ngoài 60 tuổi nên mọi người hiểu nhầm đó là “bệnh người già”.
Bệnh alzheimer có di truyền không? vẫn là câu hỏi của rất nhiều người khi có người thân mắc bệnh Bệnh Alzheimer có di truyền không?
Bệnh Alzheimer có di truyền không? Di truyền là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Một số đột biến di truyền mà bạn thừa hưởng từ ba mẹ tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh Alzheimer, nhưng được coi là một yếu tố tăng khả năng mắc bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có ba hoặc mẹ mắc bệnh Alzheimer có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn những người bình thường. Nguy cơ này tăng lên khi có nhiều thành viên trong gia đình cùng mắc bệnh.
Hiện tại, các nhà khoa học chỉ có thể khẳng định cơ chế phát triển của bệnh dựa trên những quan sát trong não bộ của những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Có những mảng kỳ lạ trong não và được giải thích là do sự kết dính bất thường của protein tạo nên những mảng lộn xộn này. Tuy nhiên, vẫn chưa có cách nào giải thích được sự sắp xếp bất thường của các phân tử protein này.
Những yếu tố có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Yếu tố di truyền học
Các nhà khoa học đã xác định yếu tố gen di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Nhưng không biết chắc liệu những người mang gen này có phát triển bệnh hay không. Nếu bệnh có xu hướng lan truyền trong gia đình thì cấu trúc gen hoặc môi trường hoặc cả hai yếu tố này đều có thể đóng vai trò quyết định.
Mối liên hệ giữa não và tim
Bộ não của bạn được cung cấp năng lượng bởi những mạch máu giàu chất dinh dưỡng. Các tế bào não sử dụng ít nhất 20% chất dinh dưỡng và oxy mà máu mang đến. Những bệnh làm tổn thương tim hoặc mạch máu như cao huyết áp, tim mạch, bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.
Lão hóa do tuổi tác
Các phương pháp hạn chế lão hóa nói chung có thể giúp cho não và cơ thể khỏe mạnh. Những cách này có thể bảo vệ, chống lại bệnh Alzheimer hoặc các bệnh liên quan. Bạn nên cố gắng giữ cân nặng ổn định, tránh sử dụng các chất kích thích, rèn luyện thân thể và trí óc là cách hạn chế sự lão hoá tự nhiên.
Bệnh Alzheimer thường gặp hơn ở những người cao tuổi Dấu hiệu nhận biết bệnh Alzheimer
Tổn thương não ở bệnh nhân Alzheimer gây ra một số các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng. Các vấn đề về trí nhớ là một trong những dấu hiệu có thể nhận biết sớm của sự suy giảm nhận thức.
Một số người bắt đầu bằng cách nhận thấy sự lú lẫn trong một số tình huống hằng ngày, tình trạng được gọi là suy giảm nhận thức nhẹ. Do đó, bệnh nhân cảm thấy giảm khả năng nhận thức so với thời gian trước đó, nhưng các triệu chứng này chưa ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Các dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer thường khác nhau ở mỗi người. Trong phần lớn các trường hợp, sự suy giảm khả năng nhận thức thể hiện qua khả năng sử dụng từ ngữ, tư duy, tầm nhìn,...
Bệnh Alzheimer có gây tử vong không?
Bệnh Alzheimer làm giảm tuổi thọ, một người có thể sống hơn 20 năm với căn bệnh này. Nhưng thời gian trung bình từ khi chẩn đoán đến khi tử vong chỉ khoảng 8 - 10 năm. Bệnh nhân tử vong thường do các biến chứng của bệnh Alzheimer.
Bệnh Alzheimer có thể phòng ngừa được không?
Bất kể bệnh Alzheimer có di truyền hay không thì các nhà khoa học vẫn khuyến cáo nên phòng ngừa. Mục tiêu quan trọng nhất của việc phòng ngừa sớm bệnh Alzheimer là giữ cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh, cải thiện trí nhớ như sau:
Duy trì hoạt động trí não khỏe mạnh: Làm việc và sử dụng não bộ khoa học vừa đủ. Ưu tiên các hoạt động giúp não bộ minh mẫn, tư duy, phân tích như chơi cờ vua, đọc sách, học nhạc cụ,...
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung các loại rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt và ít thịt sẽ có lợi trong việc ngăn ngừa và phòng chống bệnh Alzheimer.
Tập thể dục hàng ngày: Cơ thể vận động, máu lưu thông tốt cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào não.
Tập thể dục là cách tốt nhất để máu lưu thông lên não tốt tinh thần minh mẫn Đây là những hành động có thể giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer. Nói tóm lại, bệnh Alzheimer có di truyền không là điều chưa được chắc chắn 100%. Nhưng theo thời gian bộ não của chúng ta đều có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ hoặc các vấn đề thần kinh khác. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn sàng một sức khỏe và trí não tốt nhất.
Xem thêm:
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp