Bệnh cơ tim chu sản: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị trước sinh
Ngày 10/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh cơ tim chu sản là vấn đề tim mạch hiếm gặp, khó chẩn đoán gây ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu. Tiến triển bệnh có thể dẫn tới suy tim nếu không được xử trí đúng. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin tổng quan về bệnh lý này nhé!
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh cơ tim chu sản ở bà bầu hoặc sản phụ sau sinh. Tình trạng này bắt đầu với sự kích thích chuỗi phản ứng viêm, từ đó phá hủy cơ tim khiến chức năng tim suy giảm. Bệnh được ghi nhận thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh nhưng có thể gặp ở bà bầu ở những tháng cuối trước khi lâm bồn.
Bệnh cơ tim chu sản và thông tin cần biết
Bệnh cơ tim chu sản là một loại bệnh tim mạch hiếm gặp, thường xuất hiện ở phụ nữ sau khi sinh hoặc trong những tháng cuối thai kỳ. Tính trạng này tiến triển tới suy tim mà nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định.
Đặc biệt, người bệnh thường không có tiền sử bệnh cơ tim hoặc bất kỳ yếu tố nguy cơ nào trước khi mắc bệnh cơ tim chu sản. Tuy vậy, nhà nghiên cứu nghi ngờ có hai yếu tố liên quan đến bệnh cơ tim chu sản, bao gồm:
Sự thay đổi hormone prolactin: Phụ nữ mang thai trong tháng cuối và sau khi sinh thường có nồng độ hormone prolactin cao. Hormone này đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể. Sự gia tăng sản xuất hormone này có thể tác động đến tế bào cơ tim.
Viêm cơ tim do virus: Viêm cơ tim do virus có thể gây hoại tử và xơ hóa cơ tim, làm suy giảm chức năng tim.
Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố khác cũng được liên kết với nguy cơ mắc bệnh cơ tim chu sản ở phụ nữ mang thai như:
Phụ nữ lớn tuổi;
Thai phụ đã từng mang thai nhiều lần hoặc mang thai đôi;
Thai phụ đã từng sinh mổ;
Thai phụ bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu khoáng chất selenium;
Ho khi nằm đầu thấp, cần kê cao gối hơn khi đi ngủ.
Trong những tháng cuối thai kỳ, các triệu chứng này thường xuất hiện, gây khó khăn, chậm trễ trong việc phát hiện cũng như chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh cơ tim chu sản được chẩn đoán sau sinh thì quá trình chẩn đoán thường dễ hơn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh cơ tim chu sản ở mẹ bầu
Chẩn đoán bệnh cơ tim chu sản ở mẹ bầu là một quá trình phức tạp, cần chuyên gia thăm khám cẩn thận. Để đưa ra một chẩn đoán chính xác, bác sĩ dựa trên các tiêu chuẩn sau:
Suy tim xuất hiện vào tháng cuối cùng của thai kỳ hoặc sau khi sinh khoảng 5 tháng: Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh cơ tim chu sản là sự xuất hiện của tình trạng suy tim trong giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc sau khi sinh, thường là trong khoảng thời gian 5 tháng sau sinh.
Bệnh nhân không bị suy tim trước khi bệnh được phát hiện: Bệnh nhân thường không có tiền sử suy tim hay các vấn đề về tim mạch trước khi bệnh cơ tim chu sản được phát hiện. Điều này có nghĩa là suy tim xuất hiện một cách bất thường trong thai kỳ hoặc sau khi sinh mà không liên quan đến các vấn đề tim mạch trước đó của bệnh nhân.
Không xác định được nguyên nhân gây suy tim: Bệnh cơ tim chu sản thường xuất hiện mà không có nguyên nhân rõ ràng, điều này làm cho quá trình chẩn đoán trở nên phức tạp hơn.
Kết quả cận lâm sàng của cơ tim chu sản
Bệnh cơ tim chu sản là một tình trạng tim mạch đặc biệt phức tạp, để xác định chính xác và đưa ra chẩn đoán, các phương pháp chẩn đoán sau đây thường được sử dụng:
Siêu âm tim (Echocardiography): Siêu âm tim được xem là phương pháp chẩn đoán cơ bản cũng như quan trọng nhất cho bệnh cơ tim chu sản. Kết quả hình ảnh từ siêu âm tim cho thấy cơ tim đã dãn ra ngoài, chỉ số phân suất tống máu (EF) thường giảm xuống dưới 30% hoặc thậm chí dưới 20%. Siêu âm tim cũng được sử dụng để theo dõi hiệu quả của việc điều trị bệnh.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) tim: Chụp MRI tim là một phương pháp bổ sung để cung cấp thông tin chính xác hơn về bệnh cơ tim chu sản. Hình ảnh từ MRI có khả năng chẩn đoán cơ tim bị hoại tử do thiếu máu hoặc do viêm. Bệnh cơ tim chu sản thường thể hiện các tổn thương cơ tim dạng nối, dải phía dưới lớp thượng tâm mạc.
Dấu ấn sinh học tim (Cardiac Biomarkers): Các chỉ số sinh học như nồng độ BNP (Brain Natriuretic Peptide), NT-BNP, Troponin I và Troponin T thường tăng cao trong máu khi bị suy tim do sức căng thành thất tăng. Đo lượng các dấu ấn này trong máu có thể giúp xác định mức độ suy tim, đồng thời theo dõi sự tiến triển của bệnh.
Bên cạnh đó, do cơ tim chu sản là một loại suy tim không có nguyên nhân cụ thể nên quá trình chẩn đoán thường bao gồm việc loại trừ các bệnh lý tim mạch khác như nhồi máu cơ tim, tim bẩm sinh, viêm cơ tim, tăng áp động mạch phổi cùng các bệnh lý khác có thể gây suy tim.
Điều trị bệnh cơ tim chu sản trước khi lâm bồn
Phương pháp điều trị bệnh cơ tim chu sản tương tự bệnh giãn cơ tim không do thiếu máu gây ra, các biện pháp thường được áp dụng bao gồm:
Hạn chế nước và muối: Sản phụ cần giới hạn lượng nước uống hàng ngày dưới 2 lít kết hợp hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn của mình, thường là từ 2 đến 4 gam/ngày. Điều này giúp kiểm soát lượng nước trong cơ thể, đồng thời giảm áp lực lên tim.
Thuốc lợi tiểu quai (Furosemide): Thuốc này được sử dụng để giảm tiền tải bằng cách tăng sự bài tiết nước và muối qua nước tiểu. Furosemide vì được chứng minh không gây hại cho thai nhi cũng như giảm triệu chứng bệnh cho mẹ.
Thuốc giãn mạch (Hydralazine hoặc Nitrate): Nếu thuốc lợi tiểu không giúp giảm tiền tải đủ, sản phụ có thể được điều trị thêm bằng thuốc giãn mạch để giảm áp lực trong mạch máu, giúp tim làm việc hiệu quả hơn.
Digoxin: Thuốc trợ tim được sử dụng để tăng sự co bóp của tim, cải thiện khả năng bơm máu của tim. Thường được chỉ định khi các loại thuốc khác không đạt được hiệu quả mong muốn hoặc không làm giảm triệu chứng suy tim.
Chẹn beta (Beta-Blockers): Thuốc chẹn beta giúp làm giảm nhịp tim, kéo dài thời gian tâm trương, tăng khả năng tưới máu cơ tim. Đây là thuốc không gây tác động đối với thai nhi nên thường được sử dụng khi không có chống chỉ định.
Phòng ngừa thuyên tắc mạch: Để đảm bảo rằng không có thuyên tắc mạch xảy ra, sản phụ có thể được điều trị bằng Heparin trọng lượng phân tử thấp. Thuốc này không đi qua hàng rào máu nhau thai nên thường an toàn cho thai nhi.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả thông tin về bệnh cơ tim chu sản bao gồm nguyên nhân, biểu hiện bệnh, tiêu chuẩn chẩn đoán, các phương pháp cận lâm sàng cần thực hiện cũng như cách điều trị bệnh cho mẹ bầu trước thời điểm sinh đẻ. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết về chủ đề sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.