Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh gout thường đau ở đâu? Cách giảm đau hiệu quả

Ngày 31/08/2024
Kích thước chữ

Bệnh gout được xem là một trong những dạng bệnh lý xương khớp xuất hiện phổ biến nhất hiện nay. Căn bệnh này sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể và ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh gout có thể do vấn đề ăn uống sinh hoạt không lành mạnh. Căn bệnh này có thể gây đau nhức cũng như cản trở các hoạt động thường ngày của người bệnh. Vậy bệnh gout thường đau ở đâu? Theo dõi bài viết để tìm ra được nguyên nhân và cách xử lý phù hợp với bệnh này.

Tìm hiểu tổng quan về căn bệnh gout

Bệnh gout chính là một dạng phổ biến của căn bệnh viêm khớp gây tình trạng đau nhức và sưng ở khớp. Ở giai đoạn đầu, bệnh này chỉ gây ra đau ở một khớp rồi chuyển dần sang ngón chân cái.

Bệnh gout thường đau ở đâu? Cách giảm đau hiệu quả 1
Tổng hợp các thông tin cơ bản liên quan đến bệnh gout

Bệnh gout sẽ xuất hiện phổ biến ở người bệnh có nhiều axit uric trong máu. Theo đó, chất này là dạng chất hóa học được tạo ra khi cơ thể tiến hành phân hủy thực phẩm. Nó sẽ hình thành các tinh thể sắc nhọn giống như kim và tích tụ bên trong khớp gây ra đau nhức.

Những tinh thể axit uric sẽ hình thành trong ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Sau đó, nó sẽ hình thành thành sỏi thận gây hiện tượng đau và ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu.

Vì sao căn bệnh gout xuất hiện ở bệnh nhân?

Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh gout là do sự gia tăng axit uric bên trong máu dẫn đến viêm khớp.

Bệnh gout thường đau ở đâu? Cách giảm đau hiệu quả 2
Một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh gout ở bệnh nhân

Ngoài ra, bệnh này còn do các nguyên nhân khác nhau như:

  • Sử dụng các thực phẩm chứa purine: Đây là chất được phân hủy tạo thành axit uric. Khi cơ thể hấp thụ nhiều thực phẩm chứa purin như hải sản, thịt đỏ, nội tạng với một số loại đậu sẽ làm tăng axit uric bên trong máu.
  • Đồ uống có cồn, ga hoặc nhiều đường: Các loại đồ uống này có thể làm tăng sự chuyển hóa purin gây tăng nồng độ axit uric trong máu.
  • Giảm chức năng thận: Axit uric sẽ được tan trong nước và được thận đào thải. Tuy nhiên, khi chức năng của thận bị suy yếu, quá trình đào thải này sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng mắc bệnh gout.

Bệnh gout thường đau ở đâu?

Vậy bệnh gout thường đau ở đâu? Đây cũng được xem là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm đến từ người mắt căn bệnh này. Dưới đây sẽ là một vài dấu hiệu cơ bản để nhận biết cơn đau khi mắc phải bệnh gout.

Bệnh gout thường đau ở đâu? Cách giảm đau hiệu quả 3
Bệnh gout thường đau ở đâu? Cơn đau xuất hiện phổ biến ở ngón chân cái

Một số biểu hiện chủ yếu khi bệnh nhân mắc phải gout đó là:

  • Thông thường các cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột và chủ yếu vào ban đêm. Đau nhức nhất là ở các khớp của ngón chân cái, phần cổ chân với mắt cá chân. Cơn đau này làm cho bệnh nhân không thể ngủ sâu giấc hoặc gây ra tình trạng mất ngủ.
  • Một số vị trí bị sưng đau do căn bệnh gút gây ra thường là do căng bề mặt da, sưng mềm hay đau đớn dữ dội.
  • Không chỉ gây đau khớp mà bao hoạt dịch xung quanh khớp cũng bị ảnh hưởng.
  • Bệnh này có thể hành sốt nhẹ đến vừa tùy theo cơn đau nhức ở khớp.
  • Những triệu chứng của căn bệnh gout cấp diễn ra trong vòng 5 đến 7 ngày sẽ có dấu hiệu giảm dần và hết đau.
  • Các cơn đau cấp tính có khả năng tái phát cao và chuyển sang nghiêm trọng hơn.

Phương pháp hỗ trợ giảm đau khi mắc bệnh gout

Khi bệnh tái phát, các cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt của người bệnh. Sau đây sẽ là một vài biện pháp cơ bản mà người bệnh có thể tham khảo để giảm đau khi phát bệnh.

Bệnh gout thường đau ở đâu? Cách giảm đau hiệu quả 4
Tham khảo các cách giúp hỗ trợ giảm đau khi mắc bệnh gout

Một số cách hỗ trợ giảm đau cụ thể là:

  • Ngâm nước ấm: Vị trí gây đau chủ yếu nhất khi mắc bệnh gout đó là ngón chân cái. Khi cảm thấy cơn đau xuất hiện, bệnh nhân có thể ngâm chân vào trong nước ấm để hỗ trợ làm giảm đau hiệu quả hơn. Ngoài ra, các bệnh nhân bị gout có thể ngâm chân với nước lá lốt ấm, nước lá tía tô ấm, nước muối,... để giảm đau. Bạn nên thực hiện ngâm chân vào mỗi buổi tối trong vòng 20 phút trước khi đi ngủ.
  • Chườm đá: Đây cũng được xem là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau cấp tốc cho người bệnh gout. Bạn hãy cho một ít đá bọc vào khăn rồi chườm lên chỗ sưng đau từ 20 đến 30 phút để giúp cơn đau được giảm bớt.
  • Nâng cao chỗ khớp bị sưng: Bệnh nhân nên nằm ở trên giường và lót gối để kê chân lên cao hơn giúp giảm đau hiệu quả. Đồng thời, cách này còn hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, cơn đau đớn được dịu đi và chỗ sưng thoáng mát hơn.
  • Bổ sung đủ nước: Việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tăng cường quá trình thanh lọc và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân có thể sử dụng thêm nước chanh, nước ép thơm, nước cam,...

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gout cao

Bệnh gout có thể gây ra đau nhức đến toàn bộ cơ thể. Không chỉ vậy, căn bệnh này có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào. Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất.

  • Nam giới sau tuổi 40: Theo thống kê hiện nay, đã có hơn 80% người mắc bệnh gout là nam giới trong độ tuổi 40 trở lên. Bệnh này là do chế độ sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh hay tiêu thụ nhiều đạm động vật trong bữa ăn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Phụ nữ thời kỳ mãn kinh: Đây là thời điểm dễ bị rối loạn nội tiết tố hay rối loạn estrogen. Đây được xem là loại hormone giúp cho thận có thể bài tiết acid uric ra ngoài.
  • Di truyền: Theo nghiên cứu có khoảng 5 loại gen di truyền có liên quan đến nguyên nhân gây ra gout cao hơn so với người bình thường.
  • Lối sống không khoa học: Việc lạm dụng rượu bia với các chất kích thích sẽ cản trở loại bỏ axit uric không cơ thể gây ra bệnh gout.
  • Sử dụng các loại thuốc: Các loại thuốc gây tăng nồng độ axit uric trong cơ thể như thuốc chứa thành phần salicylate, thuốc lợi tiểu,...
  • Người bị béo phì, thừa cân: Những đối tượng này sẽ có nhiều mô cơ thể luân chuyển hơn gây sản xuất nhiều axit uric dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo càng cao, mức độ viêm toàn thân càng tăng do các tế bào chất béo sản xuất ra cytokine gây viêm.
  • Một số vấn đề sức khỏe khác: Một vài căn bệnh có liên quan đến bệnh gout như bị tiểu đường, tăng huyết áp,...

Trên đây là toàn bộ các thông tin cần biết về căn bệnh gout. Thông qua đó, người bệnh sẽ có thêm kiến thức để giải đáp vấn đề bệnh gout thường đau ở đâu và phương pháp xử lý phù hợp nhất khi gặp phải tình trạng này. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.