Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bệnh mạch vành có ăn trứng được không? Những loại thực phẩm người bệnh mạch vành nên ăn

Ngày 04/09/2023
Kích thước chữ

Trứng là một loại thực phẩm mang lại nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như các vitamin và nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, trong một số tình trạng sức khoẻ như bệnh sỏi thận, tiêu chảy… thì việc tiêu thụ trứng có thể gây hại cho cơ thể. Vậy bệnh mạch vành có ăn trứng được không?

Bệnh mạch vành có ăn trứng được không đang là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi trứng là một loại thực phẩm dễ ăn và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng những người mắc bệnh tim nói chung và bệnh mạch vành nói riêng nên hạn chế ăn trứng để bảo vệ sức khỏe cho trái tim. Thực hư như thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn nhé!

Giá trị dinh dưỡng của trứng như thế nào?

Người mắc bệnh mạch vành có ăn trứng được không hay bệnh nhân tim mạch ăn trứng được không đang là chủ đề gây ra nhiều tranh cãi. Trứng được xem là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với nguồn protein, vitamin, khoáng chất, lipid, các men và hormone phong phú. Do đó, trứng luôn là một lựa chọn hàng đầu trong các bữa ăn hàng ngày.

Các chất dinh dưỡng trong trứng có tỷ lệ rất cân đối, thành phần gồm có lòng trắng và lòng đỏ. Các dưỡng chất tập chung chủ yếu ở phần lòng đỏ với tỷ lệ dinh dưỡng là 13.6% protein, 29.8% chất béo và 1.6% khoáng chất. Trong khi đó, lòng trắng trứng chủ yếu là nước với 10.3% protein, lipid, vitamin và khoáng chất có hàm lượng rất thấp.

Bệnh mạch vành có ăn trứng được không? Những loại thực phẩm người bệnh mạch vành nên ăn 1
Trứng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Protein của trứng là nguồn cung cấp các acid amin tốt và hoàn thiện nhất rất cần thiết cho cơ thể, nhất là sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Protein trong lòng đỏ trứng chủ yếu là loại đơn giản và ở trạng thái hoà tan. Ngược lại, lòng trắng trứng chứa chủ yếu là albumin và có acid amin tương đối hoàn thiện.

Bên cạnh đó, nguồn chất béo có trong trứng rất quý giá là lecithin - dưỡng chất thường ít có ở các loại thực phẩm khác. Lecithin là thành phần quan trọng tham gia vào cấu tạo tế bào và dịch thể của não bộ. Theo nghiên cứu, hoạt chất lecithin có tác dụng ngăn chặn sự tích luỹ cholesterol, điều hòa cholesterol và thúc đẩy quá trình đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

Hàm lượng cholesterol trong trứng khá cao, khoảng 600mg cholesterol trong 100g trứng. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc rằng bệnh mạch vành có ăn trứng được không? Tuy nhiên, lecithin và cholesterol trong trứng có mối tương quan thuận lợi. Từ đó, lecithin sẽ giúp điều hòa cholesterol nhằm ngăn ngừa xơ vữa động mạch và thải trừ cholesterol ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, trứng cũng là một nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể như đồng, sắt, mangan, kẽm, vitamin A, D, K… Đặc biệt, trứng cũng chứa hàm lượng biotin (vitamin B8) có vai trò quan trọng trong chu trình sản xuất năng lượng.

Ăn quá nhiều trứng có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ không?

Người khoẻ mạnh hoặc người mắc bệnh mạch vành có ăn trứng được không? Như đã nêu ở trên, trứng là một nguồn dinh dưỡng quý giá, tuy nhiên việc ăn quá nhiều trứng có thể gây ra một số tác hại cho cơ thể như:

  • Tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ hoặc dẫn tới tử vong: Trong một quả trứng có thể chứa tới 200mg cholesterol. Do đó, việc tiêu thụ quá nhiều trứng sẽ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Tăng nguy cơ xơ gan: Các chất dinh dưỡng có trong trứng có thể kích thích làm tăng men gan và hormone, tích tụ lâu ngày trong gan sẽ gây ra tình trạng xơ gan.
  • Tăng nguy cơ béo phì: Hàm lượng protein trong trứng cao nên ăn quá nhiều trứng có thể làm tăng lượng mỡ trong cơ thể, dẫn tới tăng cân không kiểm soát hoặc béo phì ở trẻ em.
  • Tăng huyết áp: Đặc biệt là ở nhóm tuổi trung niên, bởi lượng cholesterol tồn đọng sẽ gây tắc mạch máu và khiến huyết áp tăng cao.
Bệnh mạch vành có ăn trứng được không? Những loại thực phẩm người bệnh mạch vành nên ăn 2
Ăn quá nhiều trứng có thể làm tăng nguy cơ xơ gan

Người mắc bệnh mạch vành có ăn trứng được không?

Trứng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng với tỷ lệ thích hợp và cân đối, đồng thời cũng rất dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon. Lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng trứng, kể cả người già và trẻ em.

Đối với người bệnh cao huyết áp hoặc có nồng độ cholesterol trong máu cao thì vẫn có thể ăn trứng nhưng với tần suất hợp lý. Bởi theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng tại Hoa Kỳ đã khẳng định rằng, việc tiêu thụ trứng không làm tăng cholesterol trong máu cũng như tăng huyết áp. Tuy nhiên, đối với người bị tăng huyết áp và mỡ máu cao thì chỉ nên sử dụng trứng với tần suất 2 - 3 lần/tuần để đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, người mắc bệnh tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng nên lựa chọn phương pháp chế biến trứng lành mạnh như ăn trứng với salad, bánh mì sandwich, trứng chần hoặc trứng luộc. Hạn chế ăn trứng chiên hoặc trứng xào vì có thể làm tăng hàm lượng chất béo đưa vào cơ thể và làm tăng xảy ra các biến chứng bệnh tim mạch.

Bệnh mạch vành có ăn trứng được không? Những loại thực phẩm người bệnh mạch vành nên ăn 3
Mắc bệnh mạch vành có ăn trứng được không là thắc mắc của nhiều người

Người mắc bệnh mạch vành nên ăn gì?

Người bệnh mạch vành cần thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm ngăn ngừa bệnh diễn biến nghiêm trọng và hạn chế được các biến chứng tim mạch. Vậy bệnh nhân mạch vành nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh mạch vành, cụ thể là:

Trái cây tươi và rau xanh

Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật để cải thiện bệnh lý tim mạch và giúp phòng tránh cơn đau tim hoặc ngừng tim đột ngột. Hoa quả tươi và rau xanh là nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho sức khoẻ của hệ tim mạch.

Hơn nữa, những loại thực phẩm này cũng chứa năng lượng thấp nên có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý.

Bên cạnh đó, trái cây và rau xanh cũng chứa nhiều chất xơ nên có thể giúp giảm mức cholesterol và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, người mắc bệnh tim mạch cần tránh những loại trái cây được chế biến dưới dạng siro, bởi nó chứa nhiều đường và hàm lượng calo cao hơn.

Bệnh mạch vành có ăn trứng được không? Những loại thực phẩm người bệnh mạch vành nên ăn 4
Hoa quả tươi và rau xanh rất tốt cho sức khỏe của người bị bệnh mạch vành

Các loại ngũ cốc

Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bảo vệ tim mạch và giảm các tác động tiêu cực đến sức khỏe của bệnh mạch vành.

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều dưỡng chất có lợi và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào rất tốt cho cơ thể. Bởi chúng có tác dụng điều chỉnh lượng cholesterol trong máu và ổn định huyết áp.

Những loại ngũ cốc mà bạn có thể lựa chọn như ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, ngũ cốc giàu chất xơ… Tuy nhiên, người bệnh cần tránh các loại ngũ cốc như mì trứng, bánh mì ngô, bánh mì trắng, bánh quế đông lạnh, bánh quy, bánh rán…

Chất béo lành mạnh

Là các loại chất béo không bão hoà với phân tử có một nối đôi hoặc nhiều nối đôi. Chúng được tìm thấy trong các loại hạt, dầu hạt cải, dầu oliu, bơ thực vật giảm cholesterol. Người bệnh cũng nên tìm và tiêu thụ các sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo như kem chua, sữa chua, pho mát…

Thịt cá

Gồm có các loại thịt cá giàu acid béo omega-3 có tác dụng giúp giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính như cá trích, cá hồi, cá thu hoặc các loại cá nước lạnh khác.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung nguồn protein lành mạnh thông qua các loại thực phẩm như đậu nành, đậu lăng, đậu Hà lan hoặc gia cầm không da…

Tóm lại, trứng là thực phẩm giàu dưỡng chất với tỷ lệ các chất dinh dưỡng thích hợp và cân đối. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều trứng có thể gây hại cho cơ thể như tăng nguy cơ đột quỵ, biến chứng tim mạch… Do đó, đối với người mắc các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu hoặc bệnh mạch vành thì nên ăn trứng với tần suất 2 - 3 lần/tuần. 

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi bệnh mạch vành có ăn trứng được không và lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp với sức khỏe. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin