Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Ngày 21/08/2023
Kích thước chữ

Kawasaki là bệnh lý thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Nhiều cha mẹ băn khoăn rằng trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về biến chứng bệnh Kawasaki nhé!

Bệnh Kawasaki đặc trưng với tình trạng sốt cao cấp tính, ít đáp ứng thuốc, xuất hiện kèm với phát ban đỏ nổi toàn thân. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng mạch máu nguy hiểm như bệnh mạch vành. Vậy trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thông tin về bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki ở trẻ em là tình trạng sốt cấp tính thường kết hợp với phát ban toàn thân, xuất hiện nhiều ở đối tượng trẻ em. Đặc biệt, bệnh gây viêm lan tỏa hệ thống mạch máu nhỏ của cơ thể bao gồm động mạch vành cung cấp máu nuôi dưỡng tim.

Nguyên nhân chính của bệnh Kawasaki vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh bắt nguồn từ phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước một tác nhân gây viêm nhiễm. Từ đó, quá trình này làm tăng tạo tế bào miễn dịch đặc biệt là tế bào B và tế bào T.

Việc chẩn đoán sớm bệnh Kawasaki rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch. Đặc biệt, nếu trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất trong tương lai.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng không bình thường như sốt cao cấp tính, nổi phát ban hay các biểu hiện bất thường khác.

Trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có nguy hiểm không? 1
Bệnh Kawasaki đặc trưng bởi tình trạng sốt cao cấp tính

Biểu hiện của bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ

Bệnh Kawasaki có thể gây ra những biểu hiện đa dạng, khó để nhận biết. Dưới đây là một số biểu hiện chính của bệnh ở trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Sốt là một trong những triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của bệnh Kawasaki. Trẻ có biểu hiện sốt ở nhiệt độ cao (thường trên 38°C), có thể kéo dài trong nhiều ngày và đáp ứng không tốt với thuốc hạ sốt, kháng sinh thông thường. Đây thường là biểu hiện đầu tiên và là một tín hiệu cảnh báo quan trọng.
  • Trẻ có thể gặp tình trạng viêm kết mạc mắt. Mắt của trẻ sẽ trở nên đỏ, sưng, đau rát có thể kèm dính nhầy, ghèn mắt. Đây cũng là triệu chứng khá đặc trưng của bệnh Kawasaki.
  • Trẻ nhỏ thường xuất hiện ban đỏ ở da, thường xuất hiện ở vùng ngón tay, ngón chân. Tính chất phát ban thường lan toàn thân, vết đa dạng. Đây là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm các mạch máu nhỏ.
  • Ngoài ra, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng khác như niêm mạc lưỡi và môi sưng đỏ, nứt kẽ, chảy máu, các chi sưng nề, nổi hạch bạch huyết vùng đầu như vị trí cổ, góc hàm…
Trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có nguy hiểm không? 2
Trẻ thường bị phát ban toàn thân kèm với sốt

Trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Bệnh Kawasaki có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Mặc dù biểu hiện lâm sàng của bệnh tự thoái lui trong thời gian đầu nhưng nếu cha mẹ chủ quan mà bỏ qua những triệu chứng bất thường ở trẻ có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc điều trị.

Vậy trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Nếu trẻ không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả đáng sợ, đặc biệt là biến chứng phình giãn động mạch vành tim, gây ra nhồi máu cơ tim, hẹp tắc động mạch. Từ đó, trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành gây tình trạng thiếu máu cơ tim cũng như suy vành mạn tính ở trẻ.

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh Kawasaki là sự phình to kèm viêm nhiễm của các động mạch vành tim. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim khi các mạch máu bị tắc nghẽn do bất thường cấu trúc và chức năng của mạch máu.

Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời, việc viêm nhiễm trong bệnh Kawasaki có thể dẫn đến sự hình thành sẹo, vết phình ở các động mạch vành tim. Điều này dẫn đến hẹp tắc động mạch khiến lưu thông máu đến cơ tim bị hạn chế gây bệnh mạch vành.

Hậu quả của nhồi máu cơ tim có thể là nguy cơ đe dọa đến tính mạng, đồng thời gây suy yếu cơ tim về lâu dài. Khi trẻ phát triển và lớn lên, cơ tim suy yếu khiến trẻ gặp nhiều hạn chế trong việc vận động thể chất thông thường.

Nếu biến chứng bệnh không xử lý tốt và điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị suy vành mạn tính. Đây là tình trạng khi tim không thể đảm bảo đủ máu hay dưỡng chất cho cơ thể, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đồng thời giảm khả năng hoạt động thường ngày.

Trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có nguy hiểm không? 3
Trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành cần được điều trị sớm

Điều trị Kawasaki ở trẻ nhỏ như thế nào?

Mục tiêu điều trị Kawasaki đó làm giảm triệu chứng bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng tiến triển ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của trẻ. Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng những loại thuốc phù hợp để ngăn ngừa thương tổn với mạch vành, cụ thể:

  • Phương pháp điều trị chính cho bệnh Kawasaki là sử dụng Immune Globulin Human (IVIg) liều cao tiêm vào tĩnh mạch. IVIg là một loại thuốc được chế tạo từ các tế bào miễn dịch, giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể. Điều này không chỉ giúp giảm triệu chứng của bệnh mà còn ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tổn thương động mạch vành nếu điều trị sớm, thường trong vòng 10 ngày kể từ khi xuất hiện sốt.
  • Trong giai đoạn cấp tính của bệnh, trẻ sẽ được sử dụng Aspirin liều cao, thường được kết hợp với IVIg. Aspirin không chỉ giảm sốt mà còn có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa đông máu. Tuy nhiên, khi dùng aspirin ở trẻ nhỏ, cần theo dõi sát sao về liều lượng để đảm bảo an toàn.

Trong một số trường hợp, bệnh Kawasaki có thể tái phát hoặc không đáp ứng tốt sau lần điều trị ban đầu. Trong trường hợp này, trẻ cần một liệu pháp IVIg thứ hai hoặc kết hợp thêm nhóm thuốc khác như thuốc kháng viêm hay các loại thuốc ức chế miễn dịch.

Mặt khác, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, cha mẹ cần chú ý xây dựng một kế hoạch chăm sóc trẻ toàn diện với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học kết hợp khuyến khích trẻ vận động thể dục để tăng cường sức khỏe toàn diện. Theo dõi thể trạng của trẻ thường xuyên sẽ giúp phụ huynh phát hiện sớm bất thường ở trẻ nếu có, giúp bác sĩ đưa ra điều chỉnh trị liệu phù hợp.

Trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có nguy hiểm không? 4
Lựa chọn điều trị phổ biến là gamma globulin liều cao tiêm tĩnh mạch

Thông qua bài viết, Nhà thuốc Long Châu đã cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc rằng trẻ bị Kawasaki mắc bệnh mạch vành có nguy hiểm không? Mong bạn đọc đã biết được thông tin hữu ích về bệnh Kawasaki bao gồm dấu hiệu nhận biết, biến chứng cũng như phương pháp điều trị cho trẻ nhỏ. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin